Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản - Phần 1 SVIP
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Hoàn cảnh sáng tác
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Cuối năm 1427, sau khi quân ta đại thắng quân Minh, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc.
- Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo "Bình Ngô đại cáo" để tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta, báo cáo cho toàn dân được biết.
- "Bình Ngô đại cáo" có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428 dương lịch).
b. Thể loại
- Đây là một thể văn nghị luận cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được vua chúa dùng để trình bày một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện trọng đại.
c. Nhan đề
- Đại cáo: Tên thể loại - bài cáo lớn mang tầm quốc gia trọng đại.
- Bình: dẹp yên, bình định, ổn định.
- Ngô: chỉ giặc phương Bắc xâm lược với hàm ý căm thù, khinh bỉ.
d. Bố cục
+ Phần 1: Nêu cao luận đề chính nghĩa.
+ Phần 2: Vạch trần tội ác giặc Minh.
+ Phần 3: Hình tượng chủ tướng Lê Lợi và những ngày đầu của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Phần 4: Quá trình chinh phạt và chiến quả.
+ Phần 5: Tuyên ngôn độc lâp, đất nước từ nay muôn thuở thái bình.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Nêu luận đề chính nghĩa (Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt)
a. Tư tưởng nhân nghĩa
- Theo quan niệm của đạo Nho:
+ Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
+ Nhân nghĩa cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân và trừ bạo.
-> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
=> Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.
b. Chân lí độc lập dân tộc
- Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
-> Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. (Trong so sánh với quan niệm của Lý Thường Kiệt qua văn bản Nam quốc sơn hà).
Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi. |
=> Khẳng định hùng hồn về hai chân lí: tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền độc lập dân tộc.
c. Nghệ thuật
- Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ: "từ trước", "vốn có", "đã lâu", "đã chia", "cũng khác".
- Sử dụng biện pháp so sánh: đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia.
- Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
- Cách lập luận kết hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn: sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan bằng các sự thật lịch sử -> thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa.
2. Bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù
a. Vạch trần mưu xâm lược
- Chỉ rõ luận điệu "phù Trần diệt Hồ" của giặc Minh là bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa.
-> Đấy là âm mưu thôn tính nước ta đã sẵn có từ lâu ( "nhân", "thừa cơ").
- Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc để vạch trần âm mưu xâm lược của kẻ thù.
b. Tố cáo và lên án những chủ trương cai trị thâm độc và hành động vô nhân đạo của giặc
- Tác giả đi sâu tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh.
+ Huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
-> Đó là tội ác man rợ nhất của giặc, là tàn sát người vô tội theo hình phạt trung cổ.
+ Lừa mị dân chúng, gây cảnh đao binh:
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
+ Tham lam, vơ vét của cải, bóc lột nhân dân: nặng thuế khoá, người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, vét sản vật, bắt chim trả, bẫy hươu đen, no nê chưa chán.
+ Huỷ hoại môi trường sống của con người: Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ.
+ Nô dịch, khổ sai dân chúng: xây nhà, đắp đất, phu phen.
- Hình ảnh kẻ thù: Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán.
-> Khắc hoạ thành công bộ mặt khát máu của quân xâm lược.
- Bốn câu thơ cuối diễn tả tội ác chất chồng của giặc và nỗi căm hờn chất chứa của nhân dân ta:
+ Lấy cái vô hạn "trúc Nam Sơn" để nói vô hạn (tội ác của giặc).
+ Dùng cái vô cùng "nước Đông Hải" để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của kẻ thù).
+ Câu văn đầy hình tượng và đanh thép đã lột tả được sâu sắc tội ác:
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được.
- Tác giả đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của giặc.
c. Nghệ thuật
- Dùng nhiều hình ảnh gợi cảm, giàu tính biểu trưng và khái quát để diễn tả tội ác kẻ thù.
- Sử dụng thủ pháp đối lập để khắc hoạ sự đau khổ của người dân vô tội và kẻ thù xâm lược.
- Lời văn khi đanh thép, khi thống thiết, khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây