Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
HUYỆN ĐƯỜNG
I. ĐỌC VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ: trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
b. Thể loại: tuồng
Tuồng dân gian: giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm thói hư, tật xấu, hay đả kích một số hạng người nhất định.
c. Bố cục
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Hình ảnh những kẻ đại diện cho bộ máy công quyền
- Những lời thoại chính của tri huyện:
+ "Sự lí thường phân ẩu
Được thua tự đồng tiền"
+ "Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể "ấy" được".
+ "Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu".
+ "...lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được".
- Những lời thoại của đề lại:
+ "Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng, Thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả".
+ "Bẩm quan xử thật sâu sắc".
+ "Vâng ạ, quan xử hay lắm".
- Lính lệ cũng là bọn quan lại với những người bị xử án. Lời thoại của lính lệ: "Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi quan mới chịu xử vụ này đấy".
-> Tất cả những lời thoại nêu trên cho thấy mọi mối bận tâm của tri huyện, đề lại và lính lệ đều chỉ xoay quanh một chữ "tiền". Hệ thống lời thoại rất tinh tế, hàm súc, mỉa mai.
* Việc tri huyện và đề lại "cởi mở" với nhau là việc tự nhiên, dễ hiểu vì họ tương đồng về bản chất, lại cấu kết với nhau lâu dài trong việc chiếm đoạt tiền bạc từ người thưa kiện.
- Tri huyện vừa phàn nàn về nỗi "Nha lại vắng bẩm thân,/ Dân xã không đấu cáo" thì đề lại xác nhận ngay: "Vâng, hôm nay chả thấy ai kiện cáo gì cả".
- Mỗi lời tri huyện nói ra đều được đáp lại bằng tiếng "Vâng" và ngược lại, lời thưa của đề lại có thể nhanh chóng được xác nhận bằng tiếng "Phải".
* Thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”
- Thái độ đánh giá tiêu cực, hàm chứa sự mỉa mai, khinh bỉ, đả kích.
- Người dân xưa chỉ thấy "cửa quan" là chốn ô trọc,
lúc nhúc nhưng kẻ đục khoét đầy mưu mô, luôn tìm cơ hội vơ vét "cho đầy túi tham" và làm hại những người "thấp cổ bé họng", kể cả thành phần bất hảo nhưng ở thế yếu hơn (như lí trưởng, Trùm Sò).-> Cách nhìn nhận có tính lịch sử, việc khắc phục phải gắn liền với những đổi thay cơ bản của thể chế. Hiện nay, định kiến dai dẳng này đã dần được xoá bỏ khi xã hội đã phát triển theo chiều hướng văn minh, tiến bộ.
* Lời tự giới thiệu của tri huyện đã giúp người
xem, người đọc hiểu:- Tri huyện là một kẻ "ăn trên ngồi trốc", hưởng đủ mùi phú quý và quen sống phóng đãng "Đỉnh chung đà đủ miếng/ Hoa nguyệt cũng quen mùi". Ông ta đã thực hiện chức phận một cách tồi tệ, cậy quyền cậy thế để tự tung tự tác, bất chấp công lí, đạo lí, miễn sao vơ vét được nhiều:
Lấy của cậy ngọn roi Làm quan nhờ lỗ khẩu Sự lí thường phân ẩu Được thua tự đồng tiền. Dân xã nếu không kiêng Bỏ xuống lao giam kĩ |
- Theo tác giả dân gian, đây là đặc điểm chung của tầng lớp thống trị chứ không phải đặc điểm của một
nhân vật cá biệt nào.+ Đoạn độc thoại:
Quan chức nghĩ nên thú vị Vào ra cũng phải chuyên cần |
Ông ta càng "chuyên cần" thì dân đen càng khốn đốn.
-> Tác giả dân gian đã thể hiện một thái độ châm biếm sâu cay.
- Tính ước lệ của đoạn lời thoại mang tính chất xưng danh: Thông thường, trong đời sống, khi tự giới thiệu, không ai muốn nói ra những cái xấu của bản thân. Nhưng ở đây, nhân vật tri huyện đã làm điều ấy.
- Ngôn ngữ của nghệ thuật, đảm nhiệm các chức năng vừa thể hiện hành động theo tích trò đã xác định, vừa định hướng suy nghĩ, cảm nhận của khán giả, độc giả về chính sự việc đang diễn ra.
2. Giá trị nổi bật của màn tuồng
- Giá trị hiện thực sâu sắc.
- Nghệ thuật châm biếm và khắc họa nhân vật đặc sắc.
- Đặc điểm ngôn ngữ được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây