Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
XÚY VÂN GIẢ DẠI
I. ĐỌC VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Vở chèo "Kim Nham"
- Hội tụ được những tinh hoa của nghệ thuật chèo, gắn liền với tài năng biểu diễn của các nghệ sĩ qua nhiều thời.
- Là một trong số các vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
- Nêu cao bài học đạo lí khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.
b. Đoạn trích "Xúy Vân giả dại"
- Là lớp chèo thuộc loại đỉnh cao không chỉ của riêng vở Kim Nham mà còn của cả nền chèo cổ Việt Nam.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm.
- Tóm tắt: Xuý Vân với những câu hát nửa điên dại, ngô nghê, nửa chân thực tỉnh táo về thân phận dang dở, bẽ bàng. Sau những câu hát xưng danh là tâm sự đau xót về một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa. Đoạn trích tiếp tục những lời độc thoại về nỗi thất vọng trước mâu thuẫn vì ước mơ hạnh phúc tốt đẹp gặp phải thực tế phũ phàng.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Nhân vật Xúy Vân
a. Nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân
- Nguyên nhân trực tiếp: lời xúi giục và hứa hẹn ngon ngọt của Trần Phương - gã người tình trăng hoa và đểu cáng.
Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại |
- Nguyên nhân sâu xa: Nỗi đắng cay thân phận, nỗi buồn chán, cô đơn và niềm khát khao cảnh sống êm đềm, hạnh phúc của Xúy Vân.
Con gà rừng ăn lẫn với công, Đắng cay chẳng có chịu được, ức! ... Con cá rô nằm vũng chân trâu, Để cho năm bảy cần câu châu vào! |
b. Xúy Vân xuất hiện
* Lời nói lệch của nhân vật:
Đau thiết thiệt van, Than cùng bà Nguyệt. Đánh cho lê liệt, Chết một con đồng. Bắt đò sang sông, Bớ đò, bớ đò. |
- Nói lệch: một lối nói có giọng điệu riêng trong chèo, thường được dùng để tạo không khí sôi nổi hoặc gấp gáp.
- Thể thơ:
- Vần chân nối tiếp, lời thơ ngắn, nhịp nhanh: nhân vật xuất hiện trong trạng thái tung tẩy.
- Từ ngữ quan trọng:
+ Đò: sự đồng cảm của xã hội.
+ Bớ đò: lời kêu cầu thống thiết, vô vọng của nhân vật.
- Tâm trạng nhân vật:
+ Lời thoại bộc lộ tâm trạng đau khổ, nỗi hoảng hốt cầu cứu sự đồng cảm của cộng đồng.
+ Đoạn mở đầu đã giới thiệu được sự trái ngang trong tình cảnh, tâm trạng nhân vật.
* Lời hát vỉa của nhân vật:
Tôi kêu đò, đò nọ không thưa, Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò. |
- Khái niệm: là lời hát nối để bắt vào điệu hát chính.
- Thể thơ: lục bát thường dùng để giải bày nỗi niềm.
- Tâm trạng nhân vật:
* Lời hát quá giang của nhân vật:
Nên tôi phải lụy đò, Cách con sông nên tôi phải luy đò, Bởi ông trời tối, phải lụy cô bán hàng. Chả nên gia thất thì về, Ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười. Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười, Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng. Gió trăng thời mặc gió trăng, Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên. Chị em ơi! Ra đây có phải xưng danh không nhỉ? |
- Khái niệm: còn được gọi là hát gọi đò, thường được dùng để diễn tả tâm trạng hụt hẫng của nhân vật.
- Thể loại: lục bát và lục bát biến thể.
- Tâm trạng nhân vật:
Cách con sông nên tôi phải luy đò, Bởi ông trời tối, phải lụy cô bán hàng. |
+ Buồn tủi vì duyên phận, nhân vật buông xuôi theo tiếng gọi "gió trăng", muốn sang sống để tìm kiếm hạnh phúc.
Chả nên gia thất thì về, Ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười |
+ Muốn phản kháng, thoát khỏi thực tại:
Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười, Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng Gió trăng thời mặc gió trăng, Ai ơi giữ lấy đạo bằng chớ quên. |
+ Tâm trạng khao khát vượt thoát nhưng lại lo âu dằn vặt.
+ Xúy Vân đã hành động trái với đạo lí nhưng biết mình sai trái.
+ Cô hoảng hốt lo sợ điều tiếng thị phi, sợ người đời khinh miệt, ngầm hổ thẹn vì việc làm của mình.
+ Cô thanh minh, phân bua và cũng biết tự dặn lòng cần giữ tiết.
- Từ ngữ quan trọng:
=> Hình tượng "quá giang" diễn tả khát vọng vượt thoát khỏi cảnh đời hiện tại. Lời hát bộc lộ sự giằng xé giữa lương tâm và ước vọng hạnh phúc của nhân vật Xúy Vân.
c. Xúy Vân xưng danh
- Nội dung lời xưng danh:
Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi, Tuy dại dột, tài cao vô giá Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ |
++ Nhân vật xưng rõ tên, tính cách: Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương / Nên đến nổi điên cuồng, rồ dại.
++ Nhân vật giới thiệu cá nét xấu của mình một cách rất tự nhiên.
+ Nhân vật giới thiệu hoàn cảnh, thân phận của mình.
Con gà rừng ăn lẫn với công, Đắng cay chẳng có chịu được, ức! Mà để láng giềng ai hay? Bông bông dắt, bông bông díu, Xa xa lắc, xa xa líu, Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên. |
++ Từ "ức" là tiếng đệm trong câu hát, vừa mô phỏng tiếng kêu của con gà nghẹn thóc, vừa mang nghĩa bất bình, uất ức.
++ Nhân vật bộc lộ nỗi ấm ức, bất bình trước thực tại, cố nén xuống bao nhiêu lại dội lên bấy nhiêu.
++ Lời hát cho thấy cuộc sống vênh lệch, khập khiễng đầy cay đắng: Con gà rừng ăn lẫn với công, nỗi cô đơn trong gia đình chồng, giữa hàng xóm: Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
+ Nhân vật nói đến ước mơ hạnh phúc của mình.
Rủ nhau lên núi Thiên Thai, Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây. Ba cô bán mắm trong làng, Mắm không bán hết, còn quang với thùng... |
-> Hình ảnh lứa đôi quấn quýt, thể hiện rất rõ khát khao hạnh phúc của nhân vật.
- Nhận xét về làn điệu, tiết tấu, âm hưởng lời hát:
+ Tâm trạng nhân vật đầy bi kịch nhưng chỉ có ít câu hát mang âm hưởng buồn thương.
+ Những giai điệu trong sáng kết hợp với lời thơ mang tính ẩn dụ cao đã tạo nên cảm giác vượt thoát thực tại để cháy sáng những ước mơ hạnh phúc bình dị của con người.
d. Xúy Vân giãi bày
* Xúy Vân nói điệu sử rầu
Than ôi! Tôi thương nhân ngãi, tôi nhớ nhân tình, Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm |
- Điệu sử rầu: một lối nói có giọng điệu ngâm nga, chậm rãi, thường được dùng ở những lớp chèo giàu tính trữ tình, khi nhân vật giãi bày tâm sự.
- Từ ngữ, hình ảnh: thương nhớ, thức cả vừa năm.
- Tâm trạng: Xúy Vân rất tỉnh táo, nhưng nỗi u uất làm cho lời giãi bày như tỉnh như mơ đầy ám ảnh.
* Xúy Vân hát sắp
Con cá rô nằm vững chân trâu, Để cho năm bảy cần câu châu vào |
- Hát sắp: một điệu hát tươi vui rộn rã, trái ngược với tâm trạng nhân vật trong lời hát.
- Từ ngữ, hình ảnh:
+ Con cá rô nằm vùng chân trâu: cảnh sống bế tắc, không lối thoát.
+ năm bảy cần câu châu vào: áp lực gia đình, xã hội trói buộc người phụ nữ vào vũng lầy cuộc đời.
- Tâm trạng: tuyệt vọng, bế tắc, cay đắng.
* Xúy Vân hát ngược
Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông, Một đàn các cô con gái lội sông té bèo. Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cánh dơi, Ông Bụt kia bẻ cổ con nai, Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây. Ở trong đình có cái khua, cái nhôi, Ở trong cái nón có cái kèo, cái cột, Ở dưới sông có cái phố bán bát, Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà, Con vâm kia ấp trứng ba ba, Cưỡi con gà mà đi đánh giặc! |
- Hát ngược: một điệu hát chèo, thường được dùng khi cần diễn tả tâm trạng điên loạn của nhân vật, lời hát được khai thác từ loại ca dao nói ngược.
- Nội dung lời hát: rất nhiều đối tượng, sự vật được nhắc đến nhưng giữa chúng không có mối liên hệ gì với nhau.
- Tâm trạng: bức xúc bị dồn nén đến mức nhân vật thấy mọi sự vật đảo điên, vô trật tự.
2. Đặc điểm ngôn ngữ chèo
- Lời thoại của nhân vật có thể được thể hiện bằng hình thức của lời nói thường hoặc hình thức của thơ.
- Những lời thoại có hình thức thơ mà người đọc nhận thấy trên văn bản sẽ được hát lên theo các làn điệu khác nhau khi diễn viên thể hiện trên sân khấu.
- Thơ bốn chữ hay thơ lục bát thường thể hiện trong lời thoại của nhân vật với nhiều biến đổi ở cách ngắt nhịp và số tiếng, một phần có thể do sự chi phối của điệu hát hay ngữ điệu của lời nói thường.
3. Đặc trưng của sân khấu chèo được thể hiện qua đoạn trích
- Thủ pháp nghịch dị dân gian: tâm trạng đau buồn nhưng điệu hát lại vui rộn rã. Lúc đáng khóc lại bật lên tiếng cười, đang cười bỗng chìm đắm vào sầu não.
- Sự kết hợp giữa diễn xuất đầy tính biểu cảm của diễn viên với nói, hát, múa trên nền hòa tấu của các nhạc cụ dân tộc.
- Tích trò là điểm tựa cho hoạt động diễn xuất của diễn viên nhưng nhưng không quyết định sự thành công của vở diễn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây