Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Hướng dẫn viết bài văn nghị luận xã hội (Phần 2) SVIP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(Phần 2)
I. Cách viết mở bài
II. Cách viết thân bài
2. Phần phân tích, bình luận
c. Dạng 3: Hậu quả
– Với cá nhân:
+ Về tâm lí: Rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản,...
+ Về đời sống: Rơi vào bế tắc, mệt mỏi, khó vực dậy khi đối mặt thử thách chông gai; cuộc sống trở nên vô nghĩa, mất phương hướng,...
+ Về sức khỏe: Nguy hại, ảnh hưởng tới sức khỏe,...
+ Về công việc: Khiến công việc ngưng đọng, đình trệ, sa sút, thất bại,...
+ Về mối quan hệ xã hội: Khiến mối quan hệ xã hội đứt gãy, bị coi thường, khinh ghét,...
+ Về phẩm chất: Dễ bị biến chất, đánh mất chính mình,...
– Với cộng đồng và xã hội:
+ Lan truyền thông tin tiêu cực, độc hại; dấy lên các tệ nạn xã hội.
+ Gây tâm lí hoang mang cho cộng đồng, gây bất ổn cho xã hội, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
d. Dạng 4: Nguyên nhân
– Nguyên nhân chủ quan
+ Ý thức: Thiếu ý thức với cộng đồng, không có nỗ lực cải thiện đời sống xã hội; chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân.
+ Tiềm thức: Hứng chịu hậu quả nào đó từ quá khứ, nhất là trong những năm tháng đầu đời; những thói quen lặp đi lặp lại in sâu vào tiềm thức.
+ Cảm xúc: Không làm chủ được chính mình, không kiểm soát được cảm xúc của mình; chưa biết cách cân bằng cảm xúc.
+ Lí tưởng: Không có lí tưởng sống, mục đích sống tốt đẹp.
+ Tâm lí: Nhu cầu thể hiện bản thân; tâm lí bất ổn, phải chịu những căng thẳng, bất an; cái tôi nhạy cảm, yếu đuối.
+ Bệnh lí: Rối loạn nhân cách, hành vi; mắc phải hội chứng tâm lí nào đó: OCD, đa nhân cách, tự kỉ, trầm cảm,...
+ Kĩ năng: Ít có sự tiếp xúc, cọ xát với xã hội; kĩ năng ứng xử xã hội còn thiếu.
– Nguyên nhân khách quan
+ Môi trường sống: Thiên nhiên (mưa lũ, đại dịch,...); con người (bạn bè, đồng nghiệp,...).
+ Gia đình: Cha mẹ nuông chiều con cái; không quan tâm; có hành vi chưa phù hợp trong sinh hoạt hình thành nên thói xấu của con.
+ Nhà trường: Xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh; ít chú trọng vào các hoạt động rèn kĩ năng sống,...
e. Dạng 5: Thực trạng
– Đánh giá: Ưu điểm – hạn chế.
– Phạm vi: Con người – địa phương – quốc gia – toàn cầu.
– Yếu tố xã hội: Kinh tế, đời sống, giáo dục, khoa học, y tế,...
– Yếu tố con người: Tâm lí, sức khoẻ, trí tuệ,...
– Phương diện: Khách quan – chủ quan.
– Số liệu: Thứ hạng, tỷ lệ, mốc thời gian,...
– Tìm thông tin từ các tổ chức liên quan: Unesco, Unicef, WHO, WTO,...
– Đưa ra các nghiên cứu – báo cáo khoa học cụ thể về vấn đề.
3. Phần chứng minh
4. Phần mở rộng vấn đề
– Người viết trình bày những góc nhìn mới mẻ, đa chiều về vấn đề.
+ Phê phán tư tưởng, hành động lệch lạc, tiêu cực.
+ Phản biện, lật ngược vấn đề.
+ Đưa ra góc nhìn mới, mang tính bổ sung cho vấn đề.
5. Phần liên hệ bản thân
– Từ vấn đề mang tính lí thuyết, người viết tự soi chiếu lên bản thân.
– Người viết nên đưa vào bài văn những trải nghiệm của bản thân, tránh rập khuôn, máy móc.
– Cách 1: Kể lại câu chuyện, trải nghiệm của bản thân.
– Cách 2: Bày tỏ nhận thức, suy ngẫm của bản thân.
III. Cách viết kết bài
1. Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng
Ví dụ:
Thế giới thay đổi khi chúng ta thay đổi, ngay lúc này cần sống tích cực, biết trân trọng những giá trị nhỏ bé đồng thời nỗ lực và học hỏi không ngừng. Có như thế chúng ta mới ươm được những hạt mầm đáng giá để cây đời mình mãi vươn xanh.
2. Sử dụng trích dẫn
Ví dụ:
Dũng cảm cũng là một loại sức mạnh. Chúng ta không thể ngăn cơn bão đến với cuộc đời mình nhưng chúng ta là người định đoạt tâm thế và khả năng chống chọi của bản thân trước cơn bão đó. Như Đặng Thùy Trâm đã từng viết: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố".
3. Sử dụng câu hỏi
Ví dụ:
Nếu phó thác số phận cho dòng chảy cuộc đời, chẳng phải con thuyền của chúng ta sẽ trở nên lạc lối vô định hay sao? Thế thì việc chúng ta cần làm đó là điều hướng con thuyền của mình theo cách mà ta mong đợi nhất.
4. Sử dụng câu thơ ngắn
Ví dụ:
Hiểu được sức mạnh của sự từ chối mỗi chúng ta cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, nói một cách khéo léo để không làm ảnh hưởng đến mình cũng như không làm tổn thương người khác. Cuộc đời hữu hạn hãy rèn luyện kĩ năng từ chối từ những điều nhỏ nhất, như câu thơ: "Lòng tốt cũng cần thêm đôi phần sắc sảo/ Nếu không chẳng khác nào một con số không.".
5. Sử dụng thuật ngữ
Ví dụ:
Hãy nhớ rằng, bạn là đặc biệt và duy nhất, đừng so sánh bản thân với bất kì ai, điều quan trọng là hôm nay bạn sẽ phải là phiên bản tốt hơn của ngày hôm qua. Như triết lí Oubaitory của người Nhật – hãy sống là chính mình và "toả hương" theo cách riêng của mình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây