Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hoàng Hạc lâu (Phần 2) SVIP
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
4. Phân tích văn bản
a. Bốn câu thơ đầu: Cảm xúc hoài cổ và những chiêm nghiệm đầy tiếc nuối về mối quan hệ giữa còn - mất, vô cùng - hữu hạn, bất biến - vô thường:
* Hai câu đề:
Phiên âm:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Dịch nghĩa:
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc.
Dịch thơ:
Bản dịch của Tản Đà:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Bản dịch của Nguyễn Khuê:
Cưỡi hạc người xưa đi đã lâu,
Còn đấy Hoàng Hạc chỉ trơ lầu.
- Cặp quan hệ quá khứ - hiện đại:
- Điển tích, điển cố hạc vàng: Tên gọi lầu Hoàng Hạc bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian: Tương truyền tu sĩ Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Một hôm, bay qua Vũ Hán đã đỗ xuống ngắm nhìn cảnh đẹp, người đời sau bèn xây lầu để kỉ niệm. Con hạc vàng tượng trưng cho điều kì diệu, đẹp đẽ chỉ xuất hiện một lần, mãi mãi gây thương nhớ không nguôi cho đời sau. --> Chủ thể trữ tình đưa người đọc đến với truyền thuyết người tiên cưỡi hạc lên trời đẹp như mơ về một miền cổ tích.
- Từ không có nghĩa là trơ trọi, trống không: Hình ảnh lầu Hoàng Hạc đứng một mình, cô độc giữa đất trời bao la.
=> Sự hoài niệm hạc vàng trong điển tích, điển cố xưa, đồng thời cũng là sự hoài niệm vẻ đẹp đã qua không trở lại.
* Hai câu thực:
Phiên âm:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Dịch nghĩa:
Hạc vàng đã bay đi mất không trở lại,
Mây trắng nghìn năm vẫn lừng lờ bay.
Dịch thơ:
Bản dịch của Tản Đà:
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Bản dịch của Nguyễn Khuê:
Hạc vàng biền biệt từ xưa ấy,
Mây trắng lững lờ đứng mãi sau.
- Cặp quan hệ hữu hạn - vô cùng: Cặp hình ảnh hoàng hạc nhất khứ - bạch vân thiên tải. Hạc vàng một đi không trở lại, ngàn năm mây trắng vẫn dằng dặc bay đi mải miết vô tình.
- Cụm từ không du du: Diễn tả đám mây trắng nhẹ nhàng trong không trung, một đám mây đã trở thành vĩnh hằng, ngàn năm bay mãi, vô tận, muôn đời. --> Thời gian không chờ đợi ai.
=> Sự hoài niệm, nuối tiếc và cảm thức về sự còn - mất, về sự hữu hạn - vô hạn của đất trời và con người.
b. Bốn câu thơ sau: Phong cảnh lầu Hoàng Hạc lúc hoàng hôn; cảnh ngộ cô đơn của thực tại và nỗi niềm thương nhớ quê hương:
* Hai câu luận:
Phiên âm:
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Dịch nghĩa:
Dòng sông trong vắt soi bóng cây Hán Dương,
Cỏ thơm xanh rì trên bãi Anh Vũ.
Dịch thơ:
Bản dịch của Tản Đà:
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Bản dịch của Nguyễn Khuê:
Sông tạnh Hán Dương cây lắng bóng,
Bãi thơm Anh Vũ cỏ tươi màu.
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Dòng sông trong vắt.
+ Hàng cây Hán Dương.
+ Cỏ thơm xanh rì ở bãi Anh Vũ.
=> Đặc tả phong cảnh thiên nhiên nhìn từ lầu Hoàng Hạc, qua đó ý nhị gửi gắm nỗi niềm bâng khuâng.
* Hai câu kết:
Phiên âm:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Dịch nghĩa:
Hoàng hôn xuống, quê hương ở đâu?
Khói sóng trên sông khiến lòng người buồn bã.
Dịch thơ:
Bản dịch của Tản Đà:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Bản dịch của Nguyễn Khuê:
Chiều buồn quê cũ nơi nào nhỉ,
Khói sóng trên sông giục khách sầu.
- Khói sóng là làn sương khói mỏng manh, phảng phất trên mặt nước. Thi nhân nhìn khói sóng ẩn hiện trong buổi hoàng hôn mà chợt thấy mình cô đơn nơi đất khách. Hình ảnh khói sóng cũng gợi nỗi sầu xa quê, gợi nỗi nhớ quê hương da diết.
- Từ sầu kết thúc bài thơ vừa trực tiếp thể hiện nỗi lòng của tác giả, vừa như khiến cho nỗi sầu lan xa mãi theo những con sóng trên sông.
=> Tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ quê hương da diết.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài thơ Hoàng Hạc lâu thể hiện tấm lòng, tâm trạng, nỗi niềm cũng như những suy nghĩ đầy triết luận, nhân văn về con người, về cuộc đời của nhà thơ Thôi Hiệu. Qua đó, ta thấy được tấm lòng yêu quê hương tha thiết của ông.
2. Nghệ thuật
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây