Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hệ hô hấp ở người SVIP
I - Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp
1. Cấu tạo của hệ hô hấp
Hệ hô hấp ở người gồm đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và cơ quan trao đổi khí là hai lá phổi. Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc giúp ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi. Thanh quản có nắp thanh quản, có thể cử động để dậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn. Khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục, dẫn khí từ ngoài vào. Phế quản và tiểu phế quản dẫn khí vào phổi rồi đến phế nang. Phổi giồm nhiều phế nang (là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí). Phế nang được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng.
2. Chức năng của hệ hô hấp
Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra và vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi, đồng thời bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại từ môi trường. Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi. Sự phối hợp của đường dẫn khí và phổi đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp.
a. Thông khí ở phổi
Sự thông khí ở phổi được diễn ra nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra). Khi hít vào hay thở ra, hoạt động của cơ, xương thay đổi sẽ làm tăng hoặc giảm thể tích lồng ngực.
b. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
Ở phổi và các tế bào trong cơ thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán.
II - Một số bệnh về phổi, đường hô hấp
Một số cơ quan của hệ hô hấp tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên dễ mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp như viêm đường hô hấp, viêm phổi,...
1. Viêm đường hô hấp
Đường dẫn khí thường xuyên tiếp xúc với không khí. Không khí bị ô nhiễm, có chứa vi sinh vật hoặc các chất có hại là nguyên nhânh chính gây viêm đường hô hấp: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản,...
Viêm họng và viêm phế quản có thể do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng khi bị viêm họng như khó chịu ở họng (đau, rát, sưng họng); ho có đờm; có thể sốt, nhức đầu, mệt mỏi;...
Viêm phế quản cũng có các triệu chứng như viêm họng nhưng biểu hiện rõ ràng hơn: ho nhiều, ho có đờm, sốt kéo dài, khò khè, khó thở, mệt mỏi, tức ngực,...
2. Viêm phổi
Virus, vi khuẩn, nấm, hoá chất trong không khí xâm nhập vào phổi có thể gây viêm phổi. Khi đó, các phế nang bị viêm, tiết nhiều dịch làm ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phổi. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau ngực, ho, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh, buồn nôn, khó thở,... Nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây nhiều biến chứng.
3. Lao phổi
Lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi, phá huỷ các mô và mạch máu trong phổi, gây chảy máu và tiết chất nhầy. Người bị bệnh có biểu hiện đau ngực, ho khạc kéo dài, có thể ho khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi, sút cân, kém ăn, mệt mỏi,... Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh.
III - Thuốc lá và tác hại của khói thuốc lá
Khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc có hại cho hệ hô hấp như khí CO, khí NOx, nicotine,... CO chiếm chỗ của O2 trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O2. NOx gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí. Nồng độ khí CO và NOx trong không khí vượt quá giới hạn cho phép gây nguy hiểm đến sức khoẻ, có thể dẫn đến tử vong. Nicotine làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, chất này còn làm tăng nguy cơ gây ung thư phổi.
IV - Thực hành: Hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước
1. Mục tiêu
Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.
2. Chuẩn bị
Tranh mô tả các thao tác hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.
3. Cách tiến hành
- Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước. Đặt nạn nhân nằm nơi khô ráo, thoáng khí.
- Bước 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nận nhân.
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Dùng 2 ngón tay để bịt mũi nạn nhân.
- Hít một hơi mạnh rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết hơi vào. Lặp lại liên tục khoảng 12 đến 20 lần/ phút cho tới khi hô hấp của nạn nhân được ổn định.
- Phương pháp ấn lồng ngực
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, các ngón tay đan vào nhau. Dùng sức nặng cơ thể ấn mạnh vào ngực nạn nhân để đẩy không khí ra ngoài.
- Thực hiện ấn mạnh khoảng 12 đến 20 lần/ phút cho tới khi hô hấp của nạn nhân được ổn định.
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt
4. Kết quả
1. Hệ hô hấp của người gồm đường dẫn khí và phổi. Trong đường dẫn khí có các tuyến nhầy tiết ra dịch nhầy, có tác dụng cản bụi và tiêu diệt vi khuẩn. Phổi có nhiều phế nang, là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí.
2. Một số cơ quan của hệ hô hấp thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên rất dễ nhiễm bệnh. Cần giữ vệ sinh hệ hô hấp, chống ô nhiễm không khí, luyện tập thể dục để tăng cường sức khoẻ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây