Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất SVIP
1. Hai tam giác bằng nhau
Khái niệm:
Hai tam giác \(ABC\) và \(DEF\) bằng nhau nếu chúng có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau, nghĩa là:
$\left\{\begin{aligned}&AB=DE, \, AC=DF, \, BC=EF\\&\widehat{A}=\widehat{D}, \, \widehat{B}=\widehat{E}, \, \widehat{C}=\widehat{F}\\ \end{aligned}\right.$
Khi đó ta viết \(\Delta ABC=\Delta DEF\).
Ví dụ 1:
Cho tam giác \(ABC\) và \(MNP\) có $AB=MN, \, AC=MP, \, BC=NP$ và $\widehat{A}=\widehat{M}, \, \widehat{B}=\widehat{N}$. Chứng minh rằng:
a, $\widehat{C}=\widehat{P}$
b, \(\Delta ABC=\Delta MNP\)
Lời giải
a, Trong tam giác \(ABC\) có:
\(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)
Suy ra \(\widehat{C}=180^o-\widehat{A}-\widehat{B}\) (1)
Trong tam giác \(MNP\) có:
\(\widehat{M}+\widehat{N}+\widehat{P}=180^o\) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)
Suy ra \(\widehat{P}=180^o-\widehat{M}-\widehat{N}\) (2)
Theo đề bài ta có $\widehat{A}=\widehat{M}, \, \widehat{B}=\widehat{N}$ và kết hợp với (1), (2) ta được: \(\widehat{C}=\widehat{P}\)
b, Xét hai tam giác \(ABC\) và \(MNP\) có:
$AB=MN, \, AC=MP, \, BC=NP$ (giả thiết)
$\widehat{A}=\widehat{M}, \, \widehat{B}=\widehat{N}$ (giả thiết), \(\widehat{C}=\widehat{P}\) (chứng minh trên)
Các cặp cạnh và cặp góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau.
Vậy \(\Delta ABC=\Delta MNP\)
2. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh (c.c.c)
Định lí:
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Ví dụ 2:
Chứng minh \(\Delta ABC=\Delta A'B'C'\)
Lời giải
Xét tam giác \(ABC\) và tam giác \(A'B'C'\) có:
\(AB=A'B'\)
\(AC=A'C'\)
\(BC=B'C'\)
Vậy \(\Delta ABC=\Delta A'B'C'\) (c.c.c)
Ví dụ 3:
Cho hình dưới đây biết: $AB=AC, \, BH=HC$.
Chứng minh rằng: \(\Delta ABH=\Delta ACH\)
Lời giải
Xét tam giác \(ABH\) và tam giác \(ACH\) có:
\(AB=AC\) (theo giả thiết)
\(BH=CH\) (theo giả thiết)
\(AH\) là cạnh chung
Vậy \(\Delta ABH=\Delta ACH\) (c.c.c).
@202189710652@
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây