Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hai đứa trẻ (Phần 2) SVIP
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
3. Nhân vật Liên
* Tâm hồn tinh tế
- Thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh, tưởng tượng ra dòng sông ngân hà, hai con vịt đi theo chân ông thần nông. Đó là thế giới thần tiên của trẻ thơ.
- Cảm nhận thấy diễn biến tinh vi của cuộc sống hàng ngày:
+ Những nguồn sáng khác nhau (khe sáng, nguồn sáng, hột sáng,...).
+ Cảm nhận thấy những loạt hoa bàng nhè nhẹ rụng trên vai áo.
* Tâm hồn giàu khát khao, ước mơ
- Tìm nguồn sáng của hiện tại để xua tan đi bóng tối: khe sáng, hột sáng, quầng sáng,...
- Tìm ánh sáng ở quá khứ: Hà Nội với đèn sáng trưng, nước lạnh xanh đỏ, đó là ánh sáng của hoài niệm.
- Tìm đến nguồn sáng thứ ba: đoàn tàu. Đây là đoàn tàu duy nhất trong ngày. Đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Đây mới thực sự là nguồn sáng hiện hữu và đủ sức xua tan đi thứ bóng tối đen đặc của phố huyện.
* Tâm hồn nhân ái, giàu tình yêu thương
4. Một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu
- Tiếng trống: "Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều", "Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối", "chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn".
- Sự tĩnh lặng: “Mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng”, “Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố”, “và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng”.
- Bóng tối: “Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve”, “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”, “những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối”, “Trời nhá nhem tối”, “cụ đi lần vào bóng tối”, “Đường phố và các ngõ con dẫn dần chứa đầy bóng tối”, “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng”, “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh”.
- Ánh đèn: “Đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách”, “ngọn đèn con của chị Tí và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát”, “ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ”...
- Ánh sao và ánh đom đóm: “hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay leo vào cành cây”, “Qua khe lá của cành bàng ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy”, “Sao trên trời vẫn lấp lánh”.
- Đoàn tàu: “Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện”, “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”, “Tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới"...
- Hà Nội: “Khi ở Hà Nội được hưởng những thức quả ngon, lạ”, “Hà Nội nhiều đèn quá!”, "Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo".
-> Nhiều chuỗi hình ảnh được xây dựng theo thủ pháp đối lập: ánh sáng - bóng tối, Hà Nội - phố huyện, quá khứ - hiện tại,...
=> Ý nghĩa:
- Hình ảnh đoàn tàu mang thứ ánh sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo nhất trong câu chuyện nhưng cũng là thứ ánh sáng không thuộc về phố huyện nghèo. Nó vội vã đến và đi trong phút chốc. Nó như là biểu tượng cho một Hà Nội lộng lẫy, cho quá khứ lung linh của Liên và An; cho ước mơ, khao khát của hai chị em về tương lai.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Giá trị nhân văn:
- Giá trị thẩm mĩ:
2. Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ.
- Sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây