Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 1. Giới thiệu nhóm nghề dịch vụ và quản trị trong ngành công nghệ thông tin SVIP
1. Nhóm nghề dịch vụ trong ngành Công nghệ thông tin
a. Kĩ thuật viên công nghệ thông tin
Kĩ thuật viên công nghệ thông tin là một tên gọi rất chung, thường được hiểu là người làm những công việc cần đến kiến thức và kĩ năng về công nghệ thông tin (có thể gồm cả phần cứng và phần mềm) trong các tổ chức, doanh nghiệp.
- Đối với cửa hàng nhỏ: khắc phục lỗi, sửa chữa máy tính; nâng cấp, tư vấn thiết bị.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ về mạng: lắp đặt thiết bị, thiết lập kết nối, khắc phục lỗi gián đoạn dịch vụ.
- Tổ chức sử dụng máy tính: quản lí máy tính và các thiết bị liên quan; bảo trì, duy trì thiết bị hoạt động ổn định; hướng dẫn sử dụng, lên kế hoạch nâng cấp thiết bị.
Kiến thức và kĩ năng cần có: phần cứng máy tính và thiết bị số; phần mềm hệ thống; mạng máy tính và Internet.
Ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin: Kĩ thuật máy tính, mạng máy tính,...
b. Kĩ sư an toàn thông tin
Người xây dựng và duy trì các giải pháp an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin và khôi phục hệ thống khi sự cố an toàn xảy ra.
Một số công việc chính của kĩ sư an toàn thông tin gồm:
- Thiết lập và hướng dẫn các quy định an toàn thông tin cho người dùng.
- Sử dụng các công cụ theo dõi, báo động khi có tín hiệu đáng ngờ.
- Cập nhật và nâng cấp giải pháp an toàn thông tin cho phù hợp thực tế.
- Lập và triển khai thực hiện kế hoạch xử lí sự cố an toàn thông tin.
- Sửa chữa những lỗ hổng an toàn thông tin.
- Tư vấn an toàn thông tin cho bộ phận phát triển phần cứng, phần mềm.
Kiến thức và kĩ năng cần có: hệ điều hành, hệ thống mạng, công cụ phát hiện xâm nhập,...
Ngành đào tạo liên quan đến bảo mật và an toàn thông tin.
2. Nhóm nghề quản trị trong ngành Công nghệ thông tin
a. Quản trị mạng
Nhiệm vụ là đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn thông suốt và hoạt động an toàn.
Công việc của kĩ sư quản trị mạng bao gồm:
- Quản lí các thiết bị mạng, vận hành mạng, thiết lập mạng theo yêu cầu công việc, cấu hình và điều chỉnh hiệu năng mạng.
- Bảo vệ mạng trước các nguy cơ: bị tấn công, truy cập mạng bất hợp pháp.
- Khắc phục sự cố mạng.
Để trở thành kĩ sư quản trị mạng cần có kiến thức về: phần cứng máy tính; các loại thiết bị mạng; hệ thống mạng; một số giao thức mạng và các dịch vụ mạng phổ biến; an toàn an ninh mạng.
b. Quản trị và bảo trì hệ thống thông tin
Là một công việc của người quản lí cả phần mềm và phần cứng liên quan đến việc vận hành hệ thống mạng máy tính và truyền thông dữ liệu của tổ chức, bao gồm việc bảo đảm an ninh hệ thống, bảo mật thông tin.
Công việc chính của nhà quản trị và bảo trì hệ thống bao gồm:
- Phân tích và xác định nhu cầu về hệ thống thông tin của tổ chức; lập kế hoạch, chiến lược để đảm bảo an toàn thông tin.
- Cài đặt phần cứng và phần mềm cho hệ thống mạng.
- Tối ưu hoá và thường xuyên đánh giá hoạt động của hệ thống, thực hiện mọi nâng cấp và sửa chữa cần thiết để duy trì hệ thống hoạt động hiệu quả.
- Bồi dưỡng, hướng dẫn người dùng sử dụng đúng cách phần mềm và phần cứng trong công việc.
- Giải quyết vấn đề do người dùng hoặc hệ thống giám sát cảnh báo.
Nhà quản trị và bảo trì hệ thống cần có kiến thức, kĩ năng về: hệ thống thông tin; các nền tảng ứng dụng; hệ thống mạng và an toàn thông tin.
Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo có ngành đào tạo Hệ thống thông tin.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây