Bài học cùng chủ đề
- Định lí côsin và định lí sin
- Định lý côsin
- Định lí sin
- Một số công thức tính diện tích tam giác
- Giải tam giác
- Giải tam giác
- Giải tam giác (Nâng cao)
- Ứng dụng giải tam giác vào thực tế
- Bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp trong tam giác
- Diện tích tam giác
- Phiếu bài tập: Hệ thức lượng trong tam giác
- Giải tam giác và ứng dụng thực tế
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Giải tam giác và ứng dụng thực tế SVIP
1. GIẢI TAM GIÁC VÀ ỨNG DỤNG THỰC TẾ
Giải tam giác là việc tính độ dài các cạnh và số đo các góc của một tam giác khi biết một số yếu tố của tam giác đó.
Chú ý. Khi áp dụng Định lí côsin, sin và sử dụng máy tính cầm tay ta có thể tính (gần đúng) các cạnh và các góc của một tam giác trong các trường hợp sau:
- Biết hai cạnh và góc xen giữa;
- Biết ba cạnh;
- Biết một cạnh và hai góc kề.
Ví dụ 1. Cho tam giác \(ABC\) có \(\widehat{B}=60^\circ,\widehat{C}=45^\circ,AB=5\). Tính:
a) Số đo \(\widehat{A}\)?
b) Tính độ dài cạnh \(AC\) và \(BC\)?
Giải:
a) Áp dụng tổng ba góc trong một tam giác \(180^0\) , ta có: \(\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}=180^\circ\)
suy ra \(\widehat{A}=180^\circ-\widehat{B}-\widehat{C}=180^\circ-60^\circ-45^\circ=75^\circ\).
b) Áp dụng định lí sin trong tam giác \(ABC\) ta được:
\(\dfrac{BC}{\sin A}=\dfrac{AC}{\sin B}=\dfrac{AB}{\sin C}\) do đó:
\(AC=\dfrac{AB.\sin B}{\sin C}=\dfrac{5.\sin60^\circ}{\sin45^\circ}\approx6,12\) ;
\(BC=\dfrac{AB.\sin B}{\sin A}=\dfrac{5.\sin60^\circ}{\sin75^\circ}\approx4,48\).
Ví dụ 2. Từ vị trí \(A\) người ta quan sát một cây cao (hình vẽ). Biết \(AH=4\) m, \(HB=20\) m, \(\widehat{BAC}=45^\circ\). Tính chiều cao của cây?
Giải
Trong tam giác vuông \(AHB\) có \(\tan\widehat{ABH}=\dfrac{AH}{BH}=\dfrac{4}{20}=\dfrac{1}{5}\Rightarrow\widehat{ABH}\approx11^\circ19'\)
Ta có \(\widehat{ABH}+\widehat{ABC}=90^\circ\Rightarrow\widehat{ABC}=90^\circ-\widehat{ABH}\approx90^\circ-11^\circ19'\approx78^\circ41'\)
suy ra \(\widehat{ACB}=180^\circ-\left(\widehat{ABC}+\widehat{BAC}\right)\approx56^\circ19'\).
Áp dụng định lí sin cho tam giác \(ABC\) ta được:
\(\dfrac{BC}{\sin\widehat{BAC}}=\dfrac{AB}{\sin\widehat{ACB}}\Rightarrow BC=\dfrac{AB.\sin\widehat{BAC}}{\sin\widehat{ACB}}\approx17\) m.
Vậy chiều cao của cây là \(17\) m.
2. CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH TAM GIÁC
Trong tam giác $ABC$, ta thường kí hiệu:
- $A, \,B, \,C$ là các góc của tam giác tại các đỉnh tương ứng.
- $a, \,b, \,c$ tương ứng là độ dài của các cạnh đối diện với đỉnh $A, \,B, \,C$.
- $p$ là nửa chu vi.
- $S$ là diện tích.
- $R, \, r$ tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác.
Công thức tính diện tích tam giác \(ABC\):
\(S=pr=\dfrac{\left(a+b+c\right)r}{2}\);
\(S=\dfrac{1}{2}bc\sin A=\dfrac{1}{2}ca\sin B=\dfrac{1}{2}ab\sin C;\)
\(S=\dfrac{abc}{4R};\)
\(S=\sqrt{p\left(p-a\right)\left(p-b\right)\left(p-c\right)}\) (Công thức Heron)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây