Bài học cùng chủ đề
- Lũy thừa của một số hữu tỉ
- Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
- Tích và thương hai luỹ thừa cùng cơ số
- Luỹ thừa của luỹ thừa
- Luỹ thừa của một số hữu tỉ (phần 1)
- Luỹ thừa của một số hữu tỉ (phần 2)
- (Em có biết) Luỹ thừa của một tích, một thương
- (Em có biết) Luỹ thừa với số mũ âm
- Phiếu bài tập: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của số hữu tỉ
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
(Em có biết) Luỹ thừa của một tích, một thương SVIP
1. Luỹ thừa của một tích
Với hai số hữu tỉ $x$ và $y$, ta có:
$$(x. y)^{n}=\underbrace{(x y).(x y) . \cdot \cdot \cdot.(x y)}_{n \text { thừa số } xy}=\underbrace{(x.x. \cdots .x)}_{n \text { thừa số } x} \cdot(\underbrace{y.y. \cdots .y}_{n \text { thừa số } y})=x^{n} \cdot y^{n} .$$
Do đó, ta có công thức:
$$(x \cdot y)^{n}=x^{n} \cdot y^{n}(n \in \mathbb{N}) .$$
Từ công thức trên, ta có hai quy tắc sau đây.
Quy tắc 1: Luỹ thừa của một tích bằng tích các luȳ thừa.
Quy tắc 2: Muốn nhân hai luỹ thừa có cùng số mũ, ta nhân hai cơ số và giữ nguyên số mũ.
2. Luȳ thừa của một thương
Vói hai số hữu tỉ $x$ và $y(y \neq 0)$, ta có:
Do đó, ta có công thức:
$$ \left( \dfrac{x}{y }\right) ^{n}=\dfrac{x^{n}}{y^{n}} \text { với } y \neq 0, n \in \mathbb{N} \text {. }$$
Từ công thức trên, ta rút ra hai quy tắc.
Quy tắc 1: Luỹ thừa của một thương bằng thương các luỹ thừa.
Quy tắc 2: Muốn chia hai luỹ thừa có cùng số mũ, ta giữ nguyên số mũ và chia hai cơ số.
3. Luyện tập
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây