Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Dung dịch và nồng độ SVIP
I. DUNG DỊCH, CHẤT TAN VÀ DUNG MÔI
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm chất tan (rắn, lỏng hoặc khí) và dung môi (thường là nước).
- Dung dịch hòa tan tối đa chất tan gọi là dung dịch bão hoà, ngược lại là chưa bão hoà.
⚡ THÍ NGHIỆM
Cho khoảng 20 ml nước vào bốn cốc thủy tinh (1), (2), (3) và (4).
+ Cốc (1): Thêm một thìa muối ăn hạt và khuấy đều.
+ Cốc (2): Thêm một thìa copper(II) sulfate và khuấy đều.
+ Cốc (3): Thêm một thìa sữa bột và khuấy đều.
+ Cốc (4): Thêm bốn thìa muối ăn và khuấy đều.
Câu hỏi:
@205855673314@
II. ĐỘ TAN
Độ tan (S) cho biết lượng gam chất tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa:
\(S=\frac{m_{ct}}{m_{nước}}.100\)
Trong đó, mct và mnước lần lượt là khối lượng chất tan và nước (gam).
- Khả năng tan của các chất phụ thuộc vào tính chất chất tan và điều kiện nhiệt độ, áp suất.
- Khi nhiệt độ tăng, độ tan của nhiều chất rắn cũng tăng.
Ví dụ: Ở nhiệt độ 30 oC, cho 15 gam muối X vào 25 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 6 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X ở 30 oC
Khối lượng muối đã tan: 15 - 6 = 9 gam.
Áp dụng công thức tính độ tan, ta có:
\(S=\frac{m_{ct}}{m_{nước}}.100=\frac{9}{25}.100=36\%\)
Câu hỏi:
@205855782503@
III. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
1. Nồng độ phần trăm
- Nồng độ phần trăm (C%) là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- Công thức:
\(C\%=\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}\times100\%\)
Trong đó, mct và mdd lần lượt là khối lượng chất tan và dung môi (gam)
- Khối lượng dung dịch: mdd = mct + mdm
Ví dụ: Tính khối lượng muối ăn có trong 80 gam dung dịch muối ăn 5%.
Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm:
\(C\%=\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}\times100\%\rArr m_{ct}=\frac{C\%.m_{dd}}{100}\)
Thay số, ta có:
\(m_{NaCl}=\frac{5.80}{100}=4\) gam
Vậy, trong 80 gam dung dịch muối ăn 5% có chứa 4 gam muối ăn.
Câu hỏi:
@205855785121@
2. Nồng độ mol
- Nồng độ mol (CM) là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
- Công thức:
\(C_M=\dfrac{n}{V}\)
Trong đó, n là số mol chất tan (mol) và V là thể tích dung dịch (L).
Ví dụ: Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH khi hòa tan 2,1 gam chất này trong 100 mL nước.
Khối lượng mol của NaOH: 23 + 16 + 1 = 40 g/mol.
Bước 1: Tính số mol NaOH.
\(n=\frac{m}{M}=\frac{2}{40}=0,05\) mol
Bước 2: Tính nồng độ mol của dung dịch.
Đổi 100 mL = 0,1 L
\(C_{M}=\frac{n}{V}=\frac{0,05}{0,1}=0,5\) mol/L.
Câu hỏi:
@205855793659@
IV. THỰC HÀNH PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO MỘT NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC
⚡ THÍ NGHIỆM
- Xác định khối lượng muối ăn (m1) và nước (m2) theo công thức:
\(C\%=\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}\times100\%\)
- Cân m1 gam muối ăn rồi cho vào cốc thủy tinh và cân m2 gam nước cất
- Rót nước vào cốc chứa muối ăn, lắc đều cho muối tan hết.
Câu hỏi:
@205855801897@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây