Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Động năng. Thế năng SVIP
I. Động năng
Năng lượng mà vật có được do chuyển động gọi là động năng.
Ví dụ 1: Búa chuyển động đập vào thanh thép làm thanh thép bị biến dạng.
Ví dụ 2: Các phần tử khí chuyển động tạo thành gió làm quay tua-bin của máy phát điện gió,...
Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của nó.
Một vật có khối lượng \(m\) đang chuyển động với tốc độ \(v\) thì động năng của vật là:
\(W_đ=\dfrac{1}{2}mv^2\)
Trong đó:
- \(m\) là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg.
- \(v\) là tốc độ của vật, đơn vị đo là m/s.
- \(W_đ\) là động năng của vật, đơn vị đo là jun (J).
II. Thế năng
Thế năng trọng trường (gọi tắt là thế năng) là năng lượng của một vật khi nó ở một độ cao nhất định so với mặt đất hoặc so với một vị trí được chọn làm gốc để tính độ cao.
Giá trị của thế năng phụ thuộc vào gốc chọn để tính độ cao, hay còn gọi là gốc thế năng. Người ta thường chọn mặt đất làm gốc để tính độ cao.
Độ lớn của thế năng trọng trường được tính bằng công thức:
\(W_t=Ph\)
Trong đó:
- \(P\) là trọng lượng của vật, đơn vị đo là niutơn (N). Về giá trị P = 10m, với m là khối lượng của vật, đơn vị đó là kilôgam (kg).
- \(h\) là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc, đơn vị đo là mét (m).
- \(W_t\) là thế năng trọng trường của vật, đơn vị đo là jun (J).
1. Biểu thức tính động năng của vật: \(W_đ=\dfrac{1}{2}mv^2\)
Trong đó:
- \(m\) là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg.
- \(v\) là tốc độ của vật, đơn vị đo là m/s.
- \(W_đ\) là động năng của vật, đơn vị đo là jun (J).
2. Biểu thức tính thế năng trọng trường của vật: \(W_t=Ph\)
Trong đó:
- \(P\) là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N.
- \(h\) là độ cao của vật so với vị trí chọn làm gốc thế năng, đơn vị đo là m.
- \(W_t\) là thế năng trọng trường của vật, đơn vị đo là jun (J).
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây