Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
CHÚC MỪNG
Bạn đã nhận được sao học tập
Chú ý:
Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ!
Đòn bẩy SVIP
00:00
1. Cấu tạo của đòn bẩy
➤ Tìm hiểu và mô tả đòn bẩy
Dùng một thước gỗ và bút chì bố trí như hình dưới đây, ta dễ dàng nâng chồng sách lên khỏi mặt bàn với một lực nhỏ từ ngón tay.
Thước gỗ được sử dụng như trong hình là một đòn bẩy.
Cấu tạo:
- Điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa này, còn được gọi là trục quay.
- Trọng lượng của vật cần nâng, kí hiệu là \(F_1\), đặt vào điểm \(O_1\) của đòn bẩy.
- Lực tác dụng, kí hiệu là \(F_2\), đặt vào điểm \(O_2\) của đòn bẩy.
@201098471846@
2. Ứng dụng của đòn bẩy trong thực tiễn
➤ Tìm hiểu tác dụng của đòn bẩy
Hình dưới đây mô tả một cách sử dụng đòn bẩy để nâng vật một cách dễ dàng.
Phân loại: Tùy theo sự sắp xếp về điểm tựa O, điểm đặt O1 của trọng lượng \(F_1\) và điểm đặt O2 của lực tác dụng \(F_2\), có ba loại đòn bẩy được sử dụng cho những mục đích khác nhau.
- Đòn bẩy loại 1: Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm trong khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của các lực \(F_1\) và \(F_2\).
- Đòn bẩy loại 2: Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy \(F_2\) nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực \(F_1\).
- Đòn bẩy loại 3: Là loại đòn bẩy có điểm tựa O nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy \(F_2\) nằm gần điểm tựa O hơn vị trí của lực \(F_1\).
@201098473496@
Ứng dụng:
@204177431747@
1. Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.
2. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực, hoặc làm tăng, giảm tùy theo mục đích sử dụng.
K
Khách
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Chưa có câu hỏi thảo luận nào về bài giao này
OLMc◯2022