Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Nhật kí đô thị hóa SVIP
NHẬT KÍ ĐÔ THỊ HÓA
Mai Văn Phấn
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1955, quê ở Ninh Bình.
- Ông đang sống và sáng tác tại Hải Phòng.
- Mai Văn Phấn được xem là gương mặt thơ ca tiêu biểu của Việt Nam trong hơn 20 năm qua bởi những nỗ lực cách tân không mệt mỏi, có ý thức học hỏi những nền thơ ca hiện đại đi trước, sẵn sàng thu nạp kỹ thuật của các trường phái, triết thuyết để thử nghiệm làm mới, làm khác biệt tác phẩm của mình.
- Thơ ông nghiêng về lý trí, điêu luyện về dùng chữ, tân kỳ trong áp dụng các kỹ thuật trường phái thơ ca khác nhau; xử lý hài hòa giữa thành tựu thơ ca truyền thống và sự cách tân hiện đại.
- Nhà thơ đã giành một số giải thưởng văn học Việt Nam và quốc tế, trong đó có giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 và giải thưởng Cikada của Thụy Điển 2017.
- Những tập thơ tiêu biểu của Mai Văn Phấn đã xuất bản như: Hoa giấu mặt (2012), Bầu trời không mái che (2010), Và đột nhiên gió thổi (2009), Hôm sau (2009), Vách nước (2003),...
2. Tác phẩm
- Thể loại: Thơ tự do.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm Cầu nguyện ban mai, NXB Hải Phòng, 1997.
- Nhan đề:
Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng.
- Bố cục:
+ 12 dòng thơ đầu: Ký ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương và hình bóng mẹ.
+ 8 dòng thơ cuối: Cảm xúc trước những bước chân của đô thị.
II. Khám phá văn bản
1. Ký ức về thời thơ ấu
- Hoàn cảnh: Ở hiện tại, nơi những bước chân đô thị đang chạy tới, người con tìm về với ngôi nhà của mẹ.
- Về ngôi nhà của mẹ, chạm phải tay mình ngày thơ ấu, người con đã hồi tưởng những kỉ niệm thân thương thời quá khứ.
- Những hình ảnh thuộc về ngày thơ ấu trong kí ức của con:
+ Những dấu chân lún sâu lỗ đáo.
+ Đôi chân cò lội nước.
+ Nơi chó đá đầu làng.
+ Tiếng gọi nghe buồn như củi ướt.
+ Hình ảnh mẹ ra bến sông.
- Biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ Có tiếng gọi nghe buồn như củi ướt gợi nên tâm trạng buồn thương trước không gian vắng vẻ, yên tĩnh.
2. Cảm xúc trước những bước chân của đô thị.
- Hình ảnh ẩn dụ bóng tối lùm cây gợi liên tưởng tới thời quá khứ, một vùng đất từ thời xa xưa đói nghèo, tăm tối.
- Hình ảnh Gió đang chạy trên lưng mình những bước chân đô thị ẩn dụ cho tốc độ đô thị hóa nhanh chóng như những cơn gió đang thổi tới đất nước.
- Từ láy ngơ ngác, e dè cho thấy nỗi sợ hãi, sự lạ lẫm trước sự thay đổi quá nhanh chóng của quê hương. Quá trình đô thị hóa đã khiến cho những người dân chân chất, quen chân lấm tay bùn phải ngỡ ngàng.
- Hai hình ảnh đặc sắc Ngọn nến mùa Thu đi rước đuốc và Chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên là hai hình ảnh tuyệt đẹp, gợi lên những ngọn đèn phát sáng, rọi chiếu khắp không gian bài thơ. Tác giả đã ví ngôi nhà của mẹ như chiếc đèn lồng - hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng, niềm hi vọng về sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống.
3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Xuyên suốt bài thơ là cảm xúc trân trọng những giá trị của gia đình, truyền thống trong môi trường hiện đại.
- Qua đó ta thấy được niềm tự hào, trân trọng các giá trị truyền thống, bày tỏ sự tiếc nuối trước những thay đổi nhanh chóng của cuộc sống. Ngoài ra tác giả còn thể hiện tình cảm yêu thương, nỗi nhớ nhung sâu sắc đối với gia đình và ký ức thời thơ ấu.
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ tự do.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.
- Dùng các từ láy vô cùng đặc sắc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây