Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc mở rộng theo thể loại: Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn SVIP
CỘT CỜ THỦ NGỮ
- DI TÍCH CỔ BÊN SÔNG SÀI GÒN
Theo Ngô Nam
I. Tìm hiểu chung về văn bản
1. Thể loại
- Văn bản thông tin.
2. Xuất xứ
- In trong tạp chí Thế giới di sản, 6/2023.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Mục đích viết
- Cung cấp cho người đọc thông tin về di tích Cột cờ Thủ Ngữ.
=> Đây là mục đích của của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
2. Cấu trúc
- Phần nội dung:
+ “Một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn… Cột cờ Thủ Ngữ mang trên mình một bề dày lịch sử, làm chứng nhân cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.”
=> Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (quá trình hình thành và sự thay đổi về kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như những khu vực lân cận; bề dày lịch sử) làm nên dấu ấn cổ xưa của Cột cờ Thủ Ngữ để nơi đây xứng đáng được xem là di tích cổ bên sông Sài Gòn.
- Phần kết thúc:
+ “Thành phố bên sông ngày nay… cùng với bến Nhà Rồng lịch sử”.
=> Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Cột cờ Thủ Ngữ; qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích lịch sử này.
3. Đặc điểm hình thức
- Hệ thống đề mục:
=> Mục đích của việc sử dụng đề mục là để làm nổi bật thông tin cơ bản.
- Từ ngữ chuyên ngành:
+ Kiến trúc (ví dụ: công trình, chân đế, sàn, khối nhà, mặt bằng, kết cấu, mái dốc,…).
+ Lịch sử (ví dụ: Cách mạng tháng Tám, Pháp, quân Anh, kháng chiến, cuộc xâm lược, lực lượng quân và dân Nam Bộ,...).
- Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm: nhộn nhịp, quyết liệt, ngoan cường,…
- Phương tiện phi ngôn ngữ:
4. Cách trình bày thông tin
- Trình bày thông tin theo trật tự thời gian:
+ Trình bày thông tin về sự hình thành và phát triển của Cột cờ Thủ Ngữ.
- Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả:
+ Thông tin lí giải về tên gọi của di tích.
5. Nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Tóm tắt, khái quát được những thông tin cơ bản của văn bản vì các thông tin cơ bản của văn bản này đều hướng đến việc làm rõ vì sao Cột cờ Thủ Ngữ được xem là di tích cổ bên sông Sài Gòn.
+ Gây tò mò, hứng thú cho người đọc khi tiếp cận nội dung thông tin.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản lí giải về các thông tin liên quan đến Cột cờ Thủ Ngữ.
- Từ đó, tác giả thể hiện sự am hiểu với di tích cổ của Sài Gòn và bày tỏ niềm tự hào, trân trọng với di tích của quê hương, đất nước.
2. Nghệ thuật
- Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
- Đan xen các yếu tố thuyết minh, tự sự.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây