Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Trích)
An-phông-xơ Đô-đê
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897), nhà văn Pháp.
- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
b. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác: Kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học tiếng Pháp cuối cùng của các em học sinh vùng An-dát.
* Ngôi kể:
-> Cách kể theo ngôi kể này làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật kể chuyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của nhân vật Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc.
* Bố cục:
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Nhân vật thầy Ha-men
- Trang phục: vận y phục đẹp ngày chủ nhật
- Thái độ: không giận dữ như mọi hôm, hiền từ, dịu dàng.
- Lời nói:
+ Ân cần, dịu dàng.
+ Kiên nhẫn giảng bài.
+ Giảng giải về ý nghĩa của tiếng Pháp.
=> Theo thầy, tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới. Thầy Ha-men nói về ngôn ngữ dân tộc với sự tự hào, ngợi ca.
- Thầy Ha-men là người thầy đáng kính, có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ.
=> Cần phải giữ gìn ngôn ngữ dân tộc vì "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…"
2. Nhân vật cậu bé Phrăng
* Trước đây:
* Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng:
- Ngạc nhiên.
- Choáng váng, sững sờ.
- Tự giận mình, đau lòng.
- Lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
- Nuối tiếc, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Thầy Ha-men: Thầy giáo yêu nước: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, truyền đạt cho học sinh tình yêu nước và tiếng nói dân tộc.
- Phrăng: Ham chơi nhưng cuối cùng đã hiểu được ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc mình.
2. Nghệ thuật
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây