Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Lão Hạc (Phần 2) SVIP
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
4. Nhân vật:
a. Nhân vật lão Hạc:
* Hoàn cảnh:
* Mối liên hệ giữa tính cách với hoàn cảnh: hoàn cảnh gia đình luôn khiến cho lão Hạc luôn muốn bảo vệ tâm nguyện của người vợ đã mất (giữa mảnh vườn cho con) và chăm lo cho đứa con độc nhất dù anh đã trưởng thành (lo lắng, sắp xếp tương lai cho con). Giữa làng xóm khốn khó, phức tạp, bon chen, lão Hạc luôn giữ tâm hồn lương thiện, trong sáng, tự trọng (lão không muốn phiền ai).
=> Lão Hạc là nhân vật điển hình của tầng lớp nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: nghèo khổ, khốn cùng, bị đẩy vào hoàn cảnh buộc phải lựa chọn giữa một bên là hi sinh nhân cách để có miếng ăn, một bên là chết để bảo toàn lòng tự trọng.
* Phẩm chất, tính cách:
- Nhân hậu, giàu lòng yêu thương:
+ Lo lắng, sắp xếp chu toàn mọi thứ cho cuộc đời con.
+ Nhìn con chó luôn nhớ đến con mình, trông ngóng thư con.
+ Đau khổ vì sợ mất con khi con nộp thẻ đi phu.
+ Giữ gìn mảnh vườn cho con, thà chết chứ không bán đi một sào.
+ Chăm sóc con chó Vàng như con cháu mình (tắm rửa bắt rận, gọi "cậu", tâm sự với nó như với cháu mình, cho ăn trong bát,...).
+ Đau đớn, dằn vặt khi buộc phải bán con chó Vàng.
- Giàu lòng tự trọng.
+ Dù nghèo đói nhưng vẫn tự chuẩn bị tiền lo hậu sự cho mình, không muốn phiền đến hàng xóm.
+ Cương quyết không nhận sự giúp đỡ từ ông giáo.
+ Chọn cái chết bằng bả chó để không làm phiền mọi người, cũng là cách để ông chuộc lỗi với cậu Vàng.
b. Nhân vật ông giáo:
* Hoàn cảnh:
* Thái độ, tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc.
- Khi nghe lão Hạc nói về việc bán chó: "Trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi... Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế". => Thờ ơ, không quan tâm.
- Khi nhớ lại nguồn gốc của con chó và hoàn cảnh của lão Hạc.
- Khi lão Hạc nói đã bán chó: "Trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa.". => Xót xa, đồng cảm.
- Khi lão Hạc ăn khoai ráy sống qua ngày và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo: "Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. " => Thương cảm cho lão Hạc xen lẫn trách móc lão vì quá tự ái mà không hiểu mình.
- Khi nghe Binh Tư nói về việc lão Hạc xin bả chó.
- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác...", "Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!". => Xúc động, đau buồn, không còn thất vọng về lão Hạc.
=> Ông giáo là một người chân thành, tốt bụng, nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Ông giáo đã vượt qua những suy nghĩ chủ quan ban đầu để hiểu con người thật sự của lão Hạc.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
Truyện thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với người nông dân.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Cách kể chuyện hấp dẫn.
- Chi tiết cô đọng, hàm súc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây