Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc để đồng hành và chia sẻ: Nhà thơ Y Phương: “Nói với con” cũng chính là nói với lòng mình! SVIP
Đọc để đồng hành và chia sẻ
Để có thể viết nên được những tác phẩm có giá trị, tác giả phải thực sự đắm mình vào đời sống. Không chỉ bắt nguồn từ xúc cảm mãnh liệt, một tác phẩm còn là kết tinh bao trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người và cả về chính mình. Chính vì thế, đọc tác phẩm cũng là đồng hành với tác giả để có thể hiểu tác phẩm, chia sẻ và đồng cảm với thế giới tinh thần của nhà văn, nhà thơ.
Đôi khi, chúng ta may mắn được nghe chính tác giả nói về tác phẩm của mình trong một cuộc trò chuyện tâm tình, một cuộc gặp gỡ, phỏng vấn. Đó cũng là dịp tác giả chia sẻ về mối quan hệ giữa trang sách và cuộc sống, giữa tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của nó, hoặc những điều đã gợi lên cảm hứng, ý tưởng để tác giả viết nên tác phẩm.
1. Đọc những lời tâm tình của nhà thơ Y Phương về bài thơ Nói với con và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Nhà thơ Y Phương: “Nói với con” cũng chính là nói với lòng mình!
Đến gặp nhà thơ Y Phương, tác giả của bài thơ Nói với con [...] tại nhà riêng của ông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với nhà thơ người dân tộc Tày này. Cánh cửa nhà mở toang, vọng ra tiếng ông đang ngâm một bài thơ tiếng Tày đầy sảng khoái. Khi chúng tôi tới, ông vừa gò lưng lau nhà vừa hát thơ. Ngẩng đầu lên, ông tươi cười, thay cho lời chào đáp lại, ông nói: “Nghề chính của tôi là tạp vụ, có nghề phụ làm thơ.”
Đó là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn!
Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ Nói với con tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kì cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá,... Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát.
Bài thơ với nhan đề là Nói với con, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hoá. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hoá. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hoá.
Bài thơ 28 câu này được xem như là viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ chủ yếu đề cập đến văn hoá dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hoá truyền thống dân tộc Tày.
Tôi rất bất ngờ khi biết Nói với con được đưa vào sách giáo khoa. Tuy nhiên tôi không biết đích xác đưa vào năm nào. Quan trọng là tác phẩm của tôi đã được đông đảo các em học sinh đón nhận [...].
Nhiều giáo viên và học sinh đã đến nhà nhờ giảng về bài thơ
Trong bài thơ, người đọc có thể băn khoăn, thắc mắc về hai câu: Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ. Tôi bật cười, cái đó thì quá đơn giản. Có gì đâu, đứa con sinh ra thì phải có cha có mẹ. Đó là khởi điểm của một con người. Một điều nữa, “vách nhà ken câu hát” là yếu tố văn hoá phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hoá [...]
(Theo Y Khương, báo điện tử Thể thao và văn hoá, ngày 15/6/2008)
Trả lời câu hỏi:
a. Lời tâm tình của nhà thơ Y Phương cho biết điều gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nói với con? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ?
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Nói với con:
- Hoàn cảnh tác động đến sự biểu đạt cảm xúc và hình tượng trong bài thơ.
+ Trong bối cảnh ấy, bài thơ ra đời có nhan đề Nói với con. Theo tác giả “đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình.”
+ Hoàn cảnh ấy tác động trực tiếp tới nội dung bài thơ, cách biểu đạt cảm xúc như lời tâm sự giản dị, nhẹ nhàng, nhưng đầy niềm hi vọng vào sự trưởng thành của con cũng như là sự phát triển trong tương lai của đất nước.
b. Không chỉ nói về tình phụ tử, tình cảm gia đình, câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con” còn thể hiện ý nghĩa gì? Vì sao nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với điều đó?
- Ý nghĩa của câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”:
- Nhà thơ thực sự trăn trở, tâm huyết với những gì ông đề cập trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” vì ông là người yêu quê hương, yêu đồng bào của mình. Ông chia sẻ “…tôi nghĩ phải bám vào văn hoá. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hoá.”. Đặc biệt là khi xã hội có nhiều sự rối ren, cụ thể “Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc.” và tồn tại nhiều tính xấu.
c. Qua lời giải thích của nhà thơ Y Phương, những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh thực hay tưởng tượng? Vì sao?
- Những hình ảnh trong các dòng thơ: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” và “Vách nhà ken câu hát” là hình ảnh thực.
- Lời tâm tình của nhà thơ:
+ “Trong bài thơ, người đọc có thể băn khoăn, thắc mắc về hai câu: Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ. Tôi bật cười, cái đó thì quá đơn giản. Có gì đâu, đứa con sinh ra thì phải có cha có mẹ. Đó là khởi điểm của một con người.”
+ Một điều nữa, “vách nhà ken câu hát” là yếu tố văn hoá phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe...”.
--> Bởi lẽ những hình ảnh trên xuất hiện trong đời sống của con người, không xa lạ và đó chính là yếu tố văn hóa.
d. Theo em, điều gì làm nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ Nói với con?
- Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể lựa chọn các cách trả lời khác nhau, bày tỏ quan điểm riêng trên cơ sở hiểu biết về bài thơ và những lời tâm tình, trò chuyện của tác giả về tác phẩm.
- Gợi ý: Điều khiến nhà thơ xúc động, trăn trở nhất khi viết bài thơ là niềm tin vào những giá trị vĩnh cửu của văn hóa. Mong cho đứa con và người đọc bao thế hệ có thể ý thức được về cái tốt, cái xấu, biết trân trọng nguồn cội và yêu lấy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, kế thừa và phát huy những điều ấy thật tốt.
2. Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:
Đọc tác phẩm tham khảo và trả lời các câu hỏi:
a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?
- Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm được đăng báo lần đầu năm 1943, khi đất nước đang trong chế độ thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Đề tài, nội dung:
b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?
Với đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, cụ thể, trong tác phẩm, Nam Cao viết về số phận nghèo khổ, đáng thương của lão Hạc đã cho thấy điều mà tác giả quan tâm đó chính là người nông dân. Lão Hạc là điển hình cho người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, dù trong hoàn cảnh sống thiếu thốn, chịu nhiều đau khổ nhưng họ vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp.
c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?
Câu hỏi này dẫn dắt học sinh theo hướng tiếp nhận chủ động và đồng sáng tạo. Học sinh cần tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm để hình dung về quá trình sáng tạo của tác giả, từ đó đặt mình vào vai trò của người viết để có thể giải thích được cơ sở, lí do của các chi tiết nghệ thuật hoặc nội dung được thể hiện trong tác phẩm.
d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây