Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Định lí Pythagore SVIP
I. Định lí Pythagore
1. Định lí
Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Trong tam giác ABC vuông tại A, ta có:
AB2 + AC2 = BC2 hay a2 = b2 + c2 (định lí Pythagore)
2. Ví dụ 1.
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5 cm, AC = 12 cm. Tính độ dài BC.
Lời giải
Do $\Delta$ABC vuông tại A nên theo định lí Pythagore ta có: BC2 = AB2 + AC2
Suy ra BC2 = 52 + 122 = 169 nên BC = 13 (cm).
3. Ví dụ 2.
Cho tam giác vuông MNP có cạnh huyền NP = 10 dm và cạnh MN = 6 dm. Tính độ dài cạnh MP.
Lời giải
Áp dụng định lí Pythagore vào $\Delta$MNP có cạnh huyền NP ta có: NP2 = MN2 + MP2
Suy ra MP2 = NP2 – MN2 = 102 – 62 = 64 = 82
Vậy MP = 8 dm.
II. Định lí Pythagore đảo
1. Định lí
Nếu tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
Với $\Delta$ABC, nếu BC2 = AB2 + AC2 hay a2 = b2 + c2 thì tam giác ABC vuông tại A.
2. Ví dụ 3:
Tam giác nào dưới đây là tam giác vuông?
a) Tam giác ABC có AB = 3 cm, BC = 5 cm, AC = 4 cm.
Lời giải
Ta có 52 = 32 + 42, suy ra BC2 = AB2 + AC2.
Theo định lí Pythagore đảo ta có $\Delta$ABC vuông tại A.
b) Tam giác OHK có OH = 6 dm, OK = 8 dm, KH = 12 dm.
Lời giải
KH là cạnh dài nhất, 122 $\ne$ 62 + 82 hay KH2 $\ne$ OH2 + OK2 nên tam giác OHK không phải tam giác vuông.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây