Đề thi tỉnh Lạng Sơn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Hãy kể tên các phương thức chuyển nghĩa của từ?
b. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ tay trong ngữ điệu sau:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
(Đồng chí – Chính Hữu)
“Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
Một tay chôn biết mấy cành phù dung”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 10 – 15 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của niềm say mê trong cuộc sống.
Câu 3 (5,0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc để thấy được tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong cuộc chiến chống thực dân Pháp.
Câu | Ý | Nội dung |
1 | a | Kể tên các phương thức chuyển nghĩa của từ: - Phương thức ẩn dụ - Phương thức hoán dụ |
| b | Từ “tay” trong đoạn thơ của Chính Hữu là nghĩa gốc, từ “tay” trong câu thơ của Nguyễn Du là nghĩa chuyển. - Phương thức chuyển nghĩa của từ là dùng phương thức hoán dụ, lấy tay là một bộ phận trên cơ thể để chỉ toàn bộ con người, là một tên Sở Khanh, bội tình bạc nghĩa. |
2 | 2.1 | Giải thích - Say mê là trạng thái theo đuổi một điều gì đó đến cùng, mặc cho có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bị người khác ngăn cản. Nó còn được gọi bằng cái tên khác là đam mê, là sở thích đã đạt tới đỉnh cao, khiến con người chinh phục bằng tất cả khả năng của mình. - Say mê là điều cần thiết trong cuộc sống để thự hiện những ước mơ, hoàn thành những dự định, chạm đến những điều ngoài tầm với. |
| 2.2 | Phân tích, bình luận a. Tại sao lại cần say mê trong cuộc sống - Vì không có thành công nào tự đến với ta, con đường vinh quang luôn chứa đầy những mũi gai, không có say mê, khi gặp khó khăn, ta rất dễ bỏ cuộc. - Say mê dẫn lối ta đi dù người khác có coi đó là điên rồ. - Người ta chỉ thực sự theo đuổi những điều người ta mong muốn, tâm đắc. b. Biểu hiện của niềm say mê - Say mê trong học tập. - Say mê với năng khiếu của bản thân. - Say mê chinh phục những đỉnh cao tri thức - Khi có đam mê dẫn đường, người ta không dễ dàng bỏ cuộc. - Giới trẻ ngày nay nhiều khi không tìm được cho mình một đam mê chính đáng, bị mất phương hướng, không có mục tiêu phấn đấu cho cuộc đời. c. Kết quả khi theo đuổi đam mê - Làm được những điều mình mơ ước. - Dù không thành công vang dội nhưng đã được sống thật với bản thân mình. Là chính mình là điều quan trọng nhất. - Không hối tiếc về những gì mình không làm. |
| 2.3 | Bài học hành đông, liên hệ bản thân - Phê phán những người không có đam mê. - Đam mê phải chính đáng, không mù quáng. - Liên hệ bản thân, em thực hiện niềm say mê của mình. |
3 | 3.1 | Giới thiệu chung - Tác giả là nhà văn hiện thực Việt Nam, là cây bút sở trường về truyện ngắn, am hiểu về đời sống sinh hoạt của nhân dân và nông thôn. - Tác phẩm được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Nhân vật chính trong truyện là ông Hai, một nông dân cần cù, chất phác, phải rời làng đi tản cư nhưng có lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên với cách mạng. - Tác giả thể hiện thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc để thấy được tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. |
| 3.2 | Phân tích a. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình theo giặc: - Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. - Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi. - Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được. - Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. - Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà sẽ đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian. => Với ông Hai, tin làng Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy ông mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa. b. Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: - Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. - Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện về làng của mình. => Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của ông Hai. b. Tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai - Dù đã về làng nhưng ông vẫn luôn: + Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em. + Lo lắng, nhớ đến làng “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá” - Hồi ở làng, ông rất tích cực tham gia kháng chiến, cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuôn đá… - “Ruột gan ông lão cú múa cả lên, vui quá!” không nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây, ông kiên quyết không về cái làng ấy nữa “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” - Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm (cuộc đối thoại giữa hai cha con): “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ sét soi cho bố con ông”. - Ông hoan hỉ, hồ hởi thông báo: “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ! Đốt nhẵn!” => Như vậy, ở ông Hai, tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song tình yêu nước, yêu cách mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng. c. Nhận xét - Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nổng nàn, thắm thiết. Những tình cảm ấy hài hòa, thống nhất, hòa quyện vào nhau, thật cảm động.Điều này cho thấy những chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. |
| 3.3 | Tổng kết - Nhà văn xây dựng được những tình huống truyện đặc sắc, miêu tả thành công tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng. - Qua việc thể hiện tình yêu làng, tình yêu nước của ông Hai nhà văn còn mang một thông điệp ý nghĩa: tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất. |