Bài học cùng chủ đề
- Đề thi thử tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề thi thử Chuyên Sư phạm (môn chuyên)
- Đề thi thử Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa - Hà Nội) - Đề số 1
- Đề thi thử Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa - Hà Nội) - Đề số 2
- Đề thi thử Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa - Hà Nội) - Đề số 3
- Đề thi thử Trường THCS Âu Cơ (Nha Trang)
- Đề thi thử Trường THCS Châu Văn Liêm (Đề số 1)
- Đề thi thử Trường THCS Châu Văn Liêm (Đề số 2)
- Đề thi thử dành cho học sinh Hà Nội
- Đề thi tuyển sinh vào 10 - Đề tham khảo số 1
- Đề thi tuyển sinh vào 10 - Đề tham khảo số 2
- Đề thi tuyển sinh vào 10 - Đề tham khảo số 3
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi thử Chuyên Sư phạm (môn chuyên) SVIP
Câu 1: (4.0 điểm)
"Đời sống là bờ Những giấc mơ là biển Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa" (Lưu Quang Vũ, trích "Giấc mơ của anh hề", tập thơ "Bầy ong trong đêm sâu", NXB Hội nhà văn, 1993, tr. 73) |
Những câu thơ trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về cuộc đời và những giấc mơ?
Câu 2: (6.0 điểm)
“Văn chương là cách tốt nhất để kể sự thật; nó là một quá trình tạo ra những lời nói dối lớn lao, đẹp đẽ, chặt chẽ, nói lên nhiều sự thật hơn bất cứ mớ dữ kiện thực tế nào." (Julian Patrick Barnes)
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
Hướng dẫn giải:
Câu 1:
1. Giải thích
- Đời sống - bờ: đời sống thực là điểm tựa an toàn, vững chãi, có giới hạn nhất định. Là "bờ" để ta trở về mỗi khi gặp thất bại, là nơi khởi nguyên bắt đầu của mọi hành trình.
- Giấc mơ - biển: gắn với phạm vi bao la rộng lớn để chỉ sức sống, sự phát triển kì diệu của những giấc mơ.
- Mối quan hệ: bờ - biển (khơi xa):
+ Tương quan: bờ nhỏ bé, có giới hạn, là hiện thực cuộc sống có phần khô khan. Ngược lại, giấc mơ được ví như biển nhằm mở ra chiều kích phong phú tự do rộng lớn -> tương quan đối lập.
- Nhan đề: "Giấc mơ của anh hề" chủ thể nói lên tâm sự là anh hề (người tạo ra tiếng cười, khoa trương, ít được tin dùng). Một mặt nó thể hiện sự mất niềm tin của con người vào những giấc mơ bởi cho rằng đó chỉ là quan niệm của kẻ "ngốc", mặt khác nhan đề còn mang ý nghĩa niềm tin, quan niệm vào những giấc mơ có phần viển vông, hài hước -> cần nghi vấn: phải chăng những người mơ mộng, bị coi thường như anh hề mới là người tỉnh táo, sáng suốt?
-> Bản chất đề: bàn về mối quan hệ mật thiết, hài hòa giữa hiện thực sống và ước mơ.
2. Bàn luận - chứng minh
- Tại sao? (Gắn với hiện thực cuộc sống): Cần bao quát các khía cạnh khách quan (gắn với các lĩnh vực đời sống/ một vài sự kiện nổi bật) và khía cạnh chủ quan (lý do từ bản thân mỗi người, phần tâm hồn, ý thức).
- Ý nghĩa?: Chỉ ra ý nghĩa của bờ, biển và mối quan hệ của cả hai đối với cuộc sống mỗi người.
- Thể hiện như thế nào? (Dẫn chứng): Bao quát được nhiều dẫn chứng (những tấm gương nào đã biết hài hòa mối quan hệ giữa giấc mơ - hiện thực sống).
- Mở rộng - phản biện
- Phê phán những cá nhân, cộng đồng sống phụ thuộc quá vào một trong hai khía cạnh hiện thực - giấc mơ từ đó làm mất sự cân bằng.
- Bên cạnh những giấc mơ, để hình thành nên hiện thực sống còn là các yếu tố khác như tình thương, niềm tin,… giấc mơ không phải yếu tố duy nhất tạo nên ý nghĩa của bờ.
- Ngoài biển không chỉ có vẻ đẹp kì thú mà còn là sóng cao gió cả, hiểm hoạ khôn lường vì vậy cần “cẩn trọng”, đôi khi là lượng sức mình trong hành trình tìm đến giấc mơ.
Câu 2:
1. Giải thích
- "lời nói dối lớn lao, đẹp đẽ, chặt chẽ": Lời nói dối trong văn chương không mang tính ích kỷ, vụn vặt như lời nói bình thường mà nhằm thể hiện những tư tưởng, thông điệp, câu chuyện lớn lao; phục vụ cho mục đích tốt đẹp -> thể hiện qua cách nhìn, cách viết của nhà văn về cuộc sống.
2. Bàn luận chứng minh
Luận điểm 1: Tại sao văn học lại là cách tốt nhất để kể sự thật?
Nên so sánh đặc trưng sự thật trong văn học với một vài loại hình nghệ thuật khác để nêu được sự đột phá.
Ví dụ:
- So với khoa học, sự thật trong văn học được thể hiện qua hình tượng với chất liệu là ngôn ngữ, cùng cách tái hiện gần gũi gắn với những cá nhân, câu chuyện đời sống.
- So với điện ảnh, sự thật trong văn học có thể khơi dậy được đa giác quan thông qua tưởng tượng, liên tưởng (đặc biệt, cảm nhận vị giác qua văn học đang là khả năng đặc quyền).
Luận điểm 2: Tại sao văn học là lời nói dối lớn lao, đẹp đẽ?
- Vận dụng kỹ chuyên đề "Nhà văn và quá trình sáng tác" để chứng minh mỗi nhà văn có một nhãn quan, lăng kính hiện thực riêng; sự thật trong văn học luôn có sự hư cấu nhằm thể hiện tư tưởng, bộc lộ ý kiến chủ quan.
- Văn học có khả năng nâng đỡ, xoa dịu con người đang lâm vào cảnh bi đát của hiện thực thông qua sự nhiệm màu của văn chương. Là điểm tựa cho con người nhờ vào cái nhìn hư cấu.
Luận điểm 3: Mối quan hệ giữa chức năng kể sự thật và đặc trưng là lời nói dối của văn chương?
- Thông qua lăng kính riêng, các nhà văn muốn truyền tải tư tưởng, góc nhìn mới mẻ của mình về hiện thực đời sống mà không phải ai cũng thấy được. Từ đó giúp con người mở rộng tầm hiểu biết, tâm hồn và tạo nên "thế giới riêng" phong phú.
Luận điểm 4: Mở rộng:
- Có thể liên hệ vấn đề tiếp nhận trong văn học: với bản thân người đọc, những sự thật, những lời nói dối trong văn học có ý nghĩa như thế nào? Và làm cách nào để đứng vững trước vô vàn sự thật - nói dối biến thiên vạn hoá của đời sống văn chương.