Bài học cùng chủ đề
- Đề thi học kì II - Thành phố Huế (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Tây Hồ - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Bắc Từ Liêm - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Hai Bà Trưng - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Đống Đa - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Trường Chuyên Hà Nội Amsterdam (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Cầu Giấy - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Trường Vin School Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Long Biên - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Thành phố Vũng Tàu (2021)
- Đề thi học kì II - Tỉnh Đồng Nai (2021)
- Đề thi học kì II - Tỉnh Lâm Đồng (2021)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Tỉnh Lâm Đồng (2021) SVIP
Tính độ dài của một đường tròn có bán kính $5$cm.
Hướng dẫn giải:
Theo công thức tính độ dài đường tròn: $C=2.\pi.r=10\pi$ ($cm$)
Vẽ đồ thị hàm số $y=-x^{2}$.
Hướng dẫn giải:
+) Ta lập bảng giá trị của hàm số $y=-x^{2}$.
$x$ | $-2$ | $-1$ | $0$ | $1$ | $2$ |
$y=-2x^2$ | $-4$ | $-1$ | $0$ | $-1$ | $-4$ |
+) Ta vẽ đồ thị hàm số $y=-x^2$.
Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$. Trên cạnh $AC$ lấy điểm $I$ ($I$ không trùng với $A, C$), kẻ $IH$ vuông góc với $B C$ ($H$ thuộc $BC$). Chứng minh tứ giác $AIHB$ nội tiếp.
Hướng dẫn giải:
Xét tứ giác ABHI:
$\widehat{IAB}+\widehat{IHB}=90^{\circ}+90^{\circ}=180^{\circ}$
Mà hai góc này ở vị trí đối nhau
$\Rightarrow$ Tứ giác ABHI nội tiếp.
Cho hình vẽ. Tính số đo cung nhỏ $AC$.
Hướng dẫn giải:
Sđ $\stackrel\frown{AC}=2\widehat{ABC}=2.50^{\circ}=100^{\circ}$ (góc nội tiếp (nhỏ hơn hoặc bằng $90^{\circ}$) có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung)
Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{l} 3x+y=14\\2 x-y=1 \end{array}\right.$
Hướng dẫn giải:
Ta có: $\left\{\begin{array}{l} 3x+y=14\\2 x-y=1 \end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l} 5x=15\\y=2x-1 \end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l} x=3\\y=5 \end{array}\right.$
Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x;y)=(3;5)$.
Giải phương trình $x^{4}+3 x^{2}-10=0$.
Hướng dẫn giải:
Đặt $x^2=t$ ($t \ge 0$)
Phương trình trở thành:
$t^2+3t-10=0$
$\Leftrightarrow (t-2)(t+5)=0$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} t-2=0\\t+5=0 \end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} t-2=0\\t+5=0 \end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} t=2 (\text{tm})\\t=-5 (\text{không tm}) \end{array}\right.$
Với $t=2 \Rightarrow x^2=2 \Leftrightarrow x= \pm \sqrt{2}$
Vậy phương trình có nghiệm $x \in \{\pm \sqrt{2}\}$.
Cho phương trình $x^{2}-3 x+2 m+1=0$ (ẩn $x$ ). Tìm $m$ để phương trình có nghiệm kép, tính nghiệm kép đó.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $x^{2}-3 x+2 m+1=0$ (1)
Để phương trình (1) có nghiệm kép
$\Leftrightarrow \Delta =0 \Leftrightarrow 9-4(2m+1)=0 \Leftrightarrow m=\dfrac{5}{8}$
Nghiệm kép đó là: $x=\dfrac{-b}{2a}=\dfrac{3}{2}$
Vậy $m=\dfrac{5}{8}$ thì phương trình có nghiệm kép và nghiệm kép bằng $x=\dfrac{3}{2}$.
Tính thể tích của hình nón có diện tích xung quanh bằng $60 \pi$ cm$^2$ và bán kính đường tròn đáy là $6 $cm.
Hướng dẫn giải:
Diện tích xung quanh của hình nón bằng:
$S_{xq}=\pi.r.l=6\pi.l=60\pi$ (cm$^2$)
Suy ra $l=10$ cm
Xét $\Delta AOB$ vuông tại $O$:
$AO^2+BO^2=AB^2$ (Định lý Pytago)
$\Rightarrow AO=8$ cm
Thể tích của khối nón là: $V=\dfrac{1}{3} \pi.r^2.h=\dfrac{1}{3}.\pi.6^2.8=96\pi$(cm$^3$)
Tìm tọa độ giao điểm của parabol $(P)$: $y=2 x^{2}$ và đường thẳng $(d)$: $y=3 x-1$ bằng phép tính.
Hướng dẫn giải:
Phương trình hoành độ giao điểm giữa $(P)$ và $(d)$ là:
$2x^2=3x-1 \Leftrightarrow 2x^2-3x+1=0$
$\Leftrightarrow (x-1)(2x-1)=0$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x-1=0\\2x-1=0\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x=1 \Rightarrow y=2\\x=\dfrac{1}{2} \Rightarrow y=\dfrac{1}{2} \end{array}\right.$
Vậy giao điểm giữa $(d)$ và $(P)$ là $(1;2)$ và $(\dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2})$.
Qua điểm $A$ nằm ngoài đường tròn tâm $O$, kẻ các cát tuyến $ABC$ và $ADE$ sao cho $BE$ và $CD$ cắt nhau tại $M$. Chứng minh $\widehat{A}+\widehat{CME}=2 \widehat{CDE}$.
Hướng dẫn giải:
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài gấp $4$ lần chiều rộng. Nếu giảm chiều rộng $2 $m và tăng chiều dài lên gấp đôi thì diện tích mảnh đất tăng thêm $20 $m$^2$. Tìm các kích thước của mảnh đất lúc đầu.
Hướng dẫn giải:
Gọi chiều rộng ban đầu của mảnh đất là $x$(m) ($x>0$)
Do chiều dài gấp 4 lần chiều rộng nên chiều dài ban đầu là $4x$(m)
Chiều dài mảnh đất sau khi thay đổi kích thước là : $2.4x=8x$(m)
Chiều rộng mảnh đất sau khi thay đổi kích thước là: $x-2$(m)
Vì diện tích mảnh đất tăng thêm $20 $m$^2$ nên ta có phương trình: $8x(x-2)=20+4x.x$
$\Leftrightarrow 4x^2-16x-20=0$
$\Leftrightarrow$ $x^2-4x-5=0$
$\Leftrightarrow (x-5)(x+1)=0$
$\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x-5=0 \\ x+1=0\end{array} \right.$
$\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=5 \quad (\text{tm}) \\ x=-1 \quad (\text{không tm}) \end{array} \right.$
Vậy chiều dài ban đầu của mảnh đất là $4.5=20 $m.
Chiều rộng ban đầu của mảnh đất là $5$m.
Cho phương trình $x^{2}-2(m+1) x-4 m-12=0$ (ẩn $x$ ). Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_{1}, x_{2}$ sao cho $x_{1}-x_{2}=4$.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $x^{2}-2(m+1) x-4 m-12=0$ (1)
Để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_{1},x_{2}$
$\Leftrightarrow \Delta' >0 \Leftrightarrow (m+1)^2+4m+12>0 \Leftrightarrow m^2+6m+13=(m+3)^2+4>0$ (luôn đúng)
Theo hệ thức Vi-et, ta có:
$\left\{\begin{array}{l} x_{1}+x_{2}=2m+2\\x_{1}.x_{2}=-4m-12\end{array}\right.$
Theo đề bài: $x_{1}-x_{2}=4$
$\Rightarrow \left\{\begin{array}{l} x_{1}+x_{2}=2m+2\\x_{1}-x_{2}=4\end{array}\right.$
$\Rightarrow \left\{\begin{array}{l} x_{1}=m+3\\x_{2}=m-1\end{array}\right.$
Mặt khác: $x_{1}.x_{2}=-4m-12 \Rightarrow (m+3)(m-1)=-4m-12 \Leftrightarrow m^2+6m+9=0 \Leftrightarrow m=-3$
Vậy $m=-3$ thì thỏa mãn bài toán.
Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn tâm $O$. Trên cung nhỏ $BC$ lấy điểm $M$ sao cho $AM$ không là đường kính ($M$ không trùng $B, C$). Gọi $I, H, K$ lần lượt là hình chiếu của điểm $M$ trên các đường thẳng $BC, AB, AC$. Chứng minh ba điểm $H,I,K$ thẳng hàng.