Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Phòng Giáo dục và Đào tạo Chợ Mới SVIP
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
[1] Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè
[2] Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi
[3] Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. (Quê hương – Đỗ Trung Quân) |
Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (1, 0 điểm)
Câu 2: Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ [2] của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 4: Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán. (1,0 điểm)
Hướng dẫn giải:
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1:
- Thể thơ sáu chữ.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Câu 2: Hoa bí, hoa mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen.
Câu 3:
- Đoạn thơ là tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình cụ thể là nơi có những người thân yêu, những kí ức thời thơ ấu, những vẻ đẹp đơn giản, thân thuộc.
- Bên cạnh đó, tác giả còn gửi gắm đến thông điệp mỗi con người cần phải trân quý quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn.
Câu 4: Gợi ý
Câu: Ôi, quê hương thiêng liêng lắm!
Chức năng: bộc lộ tình cảm, cảm xúc dành cho quê hương, một nơi vô cùng thiêng liêng.
II. LÀM VĂN (6, 0 điểm)
Đề: Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.
Hướng dẫn giải:
II. LÀM VĂN (6, 0 điểm)
a. Mở bài
- Nêu vấn đề nghị luận:
- “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
b. Thân bài
* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?
- Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.
- Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.
=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.
* Vì sao học phải đi đôi với hành ?
- Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.
- Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.
- Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.
* Lợi ích của "Học đi đôi với hành"
- Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
- Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.
- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
- Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.
- Việc học sẽ không bị nhàm chán.
* Bài học nhận thức và hành động
- “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.
- Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.
- UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.
- Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.
- Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.
* Phản đề
- Phê phán lối học sai lầm:
- Học chuộng hình thức
- Học cầu danh lợi
- Học theo xu hướng
- Học vì ép buộc.
c. Kết bài
- Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả
- Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành” ?