Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo cuối học kì I - Đề số 5 SVIP
(6 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
đêm qua trong giấc mơ hồng
tôi mơ thấy ngoại về trồng ngọn rau
ngoại thăm lu nước, bờ ao
thăm vườn ổi đã cây nào ra bông
ngoại về than lửa lại hồng
ở trong chái bếp lại nồng khói bay
ngoại về nắm lấy bàn tay
dặn tôi ở thế giới này phải ngoan…
“từ nơi được gọi Thiên Đàng
ngoại luôn có cách dịu dàng bên con.”
(Trích Thưa ngoại con mới về, Lam)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau: ngoại thăm lu nước, bờ ao/ thăm vườn ổi đã cây nào ra bông.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: “từ nơi được gọi Thiên Đàng/ ngoại luôn có cách dịu dàng bên con.”?
Câu 5. Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì?
Câu 6. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của em về nội dung của bài thơ trên bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng).
Hướng dẫn giải:
Câu 1.
Thể thơ: Lục bát.
Câu 2.
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 3.
– HS xác định được một biện pháp tu từ trong hai dòng thơ: Liệt kê (lu nước, bờ ao, vườn ổi), điệp từ (thăm).
– HS phân tích được tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai dòng thơ:
+ Liệt kê: Khắc họa chi tiết, sinh động những sự vật mà người bà quan tâm.
+ Điệp từ: Góp phần làm tăng thêm tính nhạc cho bài thơ, thể hiện sự quan tâm, săn sóc của người bà dành cho những sự vật trong ngôi nhà.
Câu 4.
– HS nêu được cảm nhận, suy nghĩ về hai dòng thơ. Ví dụ: Người bà dù đã ra đi mãi mãi, dù đang ở nơi xa nhưng bà vẫn sẽ luôn có cách ở bên cháu. Điều này cho thấy tình yêu, sự quan tâm mà bà dành cho cháu cũng như tình yêu, lòng biết ơn mà cháu dành người bà thân yêu của mình.
Câu 5.
– HS rút ra được bài học cho bản thân. Ví dụ:
+ Biết yêu thương, quan tâm bà hơn.
+ Cần dành nhiều thời gian bên bà hơn.
Câu 6.
– HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình về nội dung của bài thơ, sau đây là một số gợi ý:
+ Bài thơ là sự chiêm nghiệm của người cháu về người bà dấu yêu:
++ Người cháu có một giấc mơ đẹp về bà: Trong giấc mơ bà hiện lên với những hành động gắn với những sự vật nhỏ bé, thân thuộc, bình dị trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì có bà gian bếp mới lại trở nên ấm áp, lại nồng khói bay.
++ Bên cạnh việc thăm nom những sự vật thân thuộc, bà còn dặn dò cháu một cách rất dịu dàng và đầy yêu thương: ngoại về nắm lấy bàn tay/ dặn tôi ở thế giới này phải ngoan…
++ Dù bà đã đi xa nhưng bà vẫn sẽ luôn ở cạnh bên cháu: “từ nơi được gọi Thiên Đàng/ ngoại luôn có cách dịu dàng bên con.”
=> Bài thơ thể hiện nỗi nhớ và tình yêu mà người cháu dành cho bà. Trong giấc mơ, nỗi nhớ của cháu, người bà hiện lên một cách dịu dàng và đầy yêu thương dành cho cháu.
(4 điểm) Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định được bố cục của bài viết: Bài văn với bố cục 3 phần.
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Kể về một kỉ niệm của bản thân.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp:
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn:
* Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm của bản thân.
* Thân bài:
+ Kể lại chi tiết, cụ thể về kỉ niệm:
++ Nêu địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, các nhân vật liên quan.
++ Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc, chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,… đặc sắc, đáng nhớ.
++ Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.
* Kết bài:
+ Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.
+ Thể hiện mong ước của bản thân về kỉ niệm ấy.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Kể lại được diễn biến của kỉ niệm đáng nhớ.
– Trình bày rõ các ý trong bài viết.
– Sử dụng được ngôi kể thứ nhất để trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.