Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 3 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:
Tên làng
Y Phương
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Ba mươi tuổi từ mặt trận về
Vội vàng cưới vợ
Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa
Rào miếng vườn trồng cây rau
Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu
Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Mang trong người cơn sốt cao nguyên
Mang trên mình vết thương
Ơn cây cỏ quê nhà
Chữa cho con lành lặn
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba
Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà
Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước
Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt
Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên
Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp
Bàn chân từng đạp bằng đá sắc
Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên
Ơi cái làng của mẹ sinh con
Có ngôi nhà xây bằng đá hộc
Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt
Có niềm vui lúa chín tràn trề
Có tình yêu tan thành tiếng thác
Vang lên trời
Vọng xuống đất
Cái tên làng Hiếu Lễ của con.
(Mẹ yêu thương, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2008, tr.37-38)
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Trước khi trở về làng, người đàn ông ở làng Hiếu Lễ đã ở đâu?
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được.
Ơi cái làng của mẹ sinh con
Có ngôi nhà xây bằng đá hộc
Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt
Có niềm vui lúa chín tràn trề
Có tình yêu tan thành tiếng thác
Câu 4. Việc lặp lại dòng thơ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ trong bài thơ đem lại hiệu quả gì ?
Câu 5. Chỉ ra điểm khác biệt về hình ảnh làng trong đoạn thơ Ơi cái làng đến làng Hiếu Lễ của con trong bài Tên làng (Y Phương) với hình ảnh làng trong đoạn thơ sau:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
(Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr.16)
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Thể thơ: tự do.
Câu 2. Trước khi trở về làng, người đàn ông ở làng Hiếu Lễ đã ở mặt trận.
Câu 3.
– Biện pháp tu từ điệp ngữ: có.
– Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu nhịp nhàng cho đoạn thơ.
+ Cho thấy vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, mến thương của quê hương.
+ Gửi gắm tình yêu dành cho quê hương của tác giả.
Câu 4. Việc lặp lại dòng thơ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ đã nhấn mạnh tình yêu thương, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả dành cho nguồn cội của mình.
Câu 5. Gợi ý:
– Đoạn thơ của Y Phương: làng quê với vẻ đẹp trù phú, sung túc của quê hương, thể hiện qua những nét chân phương, giản dị, thấm đẫm không gian sinh hoạt làng bản (ngôi nhà xây bằng đá hộc, con đường có trâu bò vàng đen, những cánh đồng lúa chín,...).
– Đoạn thơ của Tế Hanh: làng quê chài lưới ven biển với cảnh lao động hăng say, hứng khởi; con người lao động, bức tranh lao động đầy ắp niềm vui (trời trong xanh, dân làng đi đánh cá,...).
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về ngôi làng Hiếu Lễ trong bài thơ Tên làng (Y Phương) ở phần đọc hiểu.
Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn.
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về về ngôi làng Hiếu Lễ trong bài thơ Tên làng (Y Phương) ở phần đọc hiểu.
a. Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng:
– Yêu cầu về hình thức: đoạn văn.
– Dung lượng: 200 chữ.
Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về về ngôi làng Hiếu Lễ trong bài thơ Tên làng (Y Phương).
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
– Xác định được các phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Ngôi làng là nơi nhân vật trữ tình được sinh ra. Từ ngôi làng đó, nhân vật trữ tình đã ra mặt trận rồi quay trở về để gây dựng gia đình.
+ Ngôi làng bao bọc, chở che nhân vật trữ tình.
+ Ngôi làng có những khung cảnh quen thộc, gần gũi, gắn bó, để lại niềm thương cho nhân vật trữ tình.
– Sắp xếp được hệ thống ý phù hợp với đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
– Xác định được các ý chính của bài viết.
– Sắp xếp được các ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
* Nêu rõ thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ. Nêu lí do hay mục đích viết bài luận.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
Gợi ý:
– Trình bày tác hại của thói quen trì hoãn: cản trở tiến độ công việc, chất lượng cuộc sống; ảnh hưởng đến uy tín bản thân, tập thể;...
– Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen trì hoãn: lập thời khóa biểu; nghiêm khắc với bản thân;...
* Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen trì hoãn. Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ. Diễn đạt: đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.