Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tự luận SVIP
Đọc văn bản sau và trả lời câu 1 đến câu 4:
Sống mòn
“... Trong khi ở nhà quê cũng vậy, làm đến chết người, cũng chỉ vì mỗi ngày mấy bữa cơm, ngoài ra, chẳng hề có một cái lạc thú gì khác nữa... Cuộc đời như thế kéo dài đã mấy năm rồi. Nó còn kéo dài ra năm năm, mười năm, hai mươi năm... biết đến bao giờ? Thứ hoảng hốt rằng đời y rất có thể cứ thể này mãi mãi, suốt đời... Thứ mở to đôi mắt, sợ hãi, nhận ra rằng bao nhiêu năm nay y đã sống như mơ ngủ vậy. Ôi chao! Còn cách gì có thể thay đổi được đời y? Y không đánh bạc, không mua vé số, không có vốn để đi buôn, cái đời công chức, có lẽ chẳng hơn cải đời y được bao nhiêu, mà lại có phần bỏ buộc hơn, chán nản hơn...
Y có sáu đứa em thì ba đứa sẽ phải cưới vợ, ba đứa phải gả chồng, rồi lại phải giúp cho chúng có nghề nghiệp, có cơ sở làm ăn. Y là con cả. Y đã được học nhiều. Cái bổn phận của y cố nhiên là phải to tát lắm. Y có rất nhiều gánh nặng. Càng nhìn xa, y càng thấy đời y càng ngày càng thắt chặt vào, càng chật chội thêm. Y chỉ có thể khổ hơn thế, không có thể sướng ra. Hết việc nọ đến việc kia, toàn những việc phải tiêu. Y đúng như một con ngựa còm, cứ vừa mới ý ạch qua cái dốc này thì lại đến ngay dốc khác. Tương lai sầm tối. Thử vụt đã lại đã biến thành con người thực tế hơn. Y không còn dám nghĩ gì đến những thú vui, những hy vọng cao xa. Y chỉ còn dám nghĩ đến cơm áo hằng ngày của vợ con... Số tiền gửi về nhà quê, số tiền để dành sẽ hụt đi. Vợ con y sẽ khổ thêm. Mà biết đến bao giờ y mới sạch công nợ, có được một số vốn con con để đỡ lo một chút? Vả lại ở nhà quê, vợ, các con y, bố mẹ y chả ăn uống khổ sở hàng đời người rồi hay sao, còn có bao giờ được no xôi chán chè lấy hai bữa, lấy vài tháng còn có bao giờ họ biết mùi thịt cá luôn, hay cũng chỉ cơm hầm cá hiu thôi? Vậy thì y được như hiện nay cũng là đủ lắm rồi. Tại sao y lại muốn sung sướng một mình trong khi cả nhà còn đói khổ? Y nhớ đến một lần y ở Hà Nội về quê. Hồi ấy vợ chồng y mới ăn riêng... Bởi vậy lúc ăn cơm, khi thấy bà, bố mẹ và các em ngồi một mâm, y thấy ngường ngượng mà lại buồn buồn. Khó chịu như là ở mâm y lại có một đĩa cá kho, còn mâm kia chỉ toàn là rau. Y cau mặt khẽ trách Liên. Liên chưa kịp trả lời thì bà mẹ y nhận thấy, đã cười và đáp hộ Liên:
- Dào ôi! Nhà chẳng có đâu. Chúng tôi ở nhà thì đến cơm cũng chẳng có mà ăn, còn có tiền đâu mà sắm thức ăn? Mọi khi nó cũng chỉ có rau không. Đây là hôm nay, cụ Bá thấy nói con rể cụ về, sợ con rể cụ xưa nay chỉ ở tỉnh thành, chịu kham khổ không quen nên bảo vợ mày đem về cho mày một đĩa cá kho đấy chứ! Nó chẳng mua đâu mà mắng nó.
Y chép miệng:
- Hừ! Khéo vẽ!... Ăn thế nào mà chẳng được.
Rồi y bảo lấy một đĩa nữa, xé cả đĩa ra, bỏ sang mâm kia một nửa cho bà và các em ăn với. Nhưng mọi người nhao nhao phản đối. Bà mẹ gắt lên:
- Thôi! Để đấy mà ăn. Chúng nó thì đến ăn cơm với tương cũng còn nhẵn cả nồi đấy, lạ là phải thức ăn ngon! Có thức ăn ngon cho bọn chúng nó ăn thì đến mười nồi cơm cũng chẳng xuể.
- Thì mẹ cứ để cho chúng nó ăn, mẹ cũng xơi nhân thể.
Nhưng bà cụ đã vội và nốt bát cơm, buông đũa đứng lên.
- Thôi, tôi ăn xong rồi. Mỗi người có vài vực cơm, nhiều nhặn gì mà phải cá?
Thứ hơi phật ý. Y tưởng như bà và mẹ mỉa mai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì có lẽ các cụ chỉ nhường nhịn đó thôi. Các cụ sợ nếu các cụ nhận ăn một lần thì lần sau, có món ăn gì Thứ cũng lại chia cho. Nhà quá đông người. Nếu muốn mua thức ăn cho chồng mà vợ Thứ cứ phải mua cho đủ mọi người ăn thì y lấy đâu ra tiền mà mua như vậy? Huống chi đĩa cá kho lại là của ông bố vợ Thứ cho y. Ông cho y thì để y ăn, người khác ăn vào, mang tiếng... Y nhớ đến những bữa ăn hàng, y tiêu tốn đến hàng đồng và thấy lòng ân hận... Y chẳng còn biết gì ngon. Và nếu không trông thấy mặt Liên buồn buồn, hai mắt nhìn xuống như có ý tủi thân, thì có lẽ đã chẳng chạm đũa vào đĩa cá... Buổi chiều hôm ấy, y còn được dịp nghĩ ngợi nhiều hơn.
Vừa mới chập tối, bà y đã đi nằm. Bà mẹ, đang ngồi nói chuyện với y ở đầu hè, đột nhiên cũng đứng lên:
- Kìa! Nó đã dọn cơm kia kìa! Đi mà ăn cơm!
Bà chực lảng vào buồng, Thứ hỏi:
- Nhà chưa ăn kia à?
- Chưa, lát nữa mới ăn.
Bà mẹ y vừa nói vừa tủm tỉm cười. Mấy đứa em y ngồi gần đấy cũng tủm tỉm cười. Y chợt đoán ra.
- Ở nhà không ăn.
Bà mẹ đáp, sau một thoáng ngập ngừng:
- Không. Chúng nó ăn khỏe, ăn dồn cả vào một bữa cho đỡ lách ca lách cách. Đằng nào cũng chỉ có bằng ấy gạo; chia ra hai bữa thì cũng thế.
Thứ thấy lòng sầm tối lại. Vợ y đặt trước y một cái mâm con, trên lỏng chỏng có một bát cơm lồng, một đôi đũa, một cái bát con và đĩa cá kho trưa còn thừa lại. Cơm là cơm nguội. Mọi ngày Liên cũng chỉ ăn một bữa thôi. Nhưng biết chồng từ bé đến nay, chưa phải ăn một ngày một bữa bao giờ, bữa trưa y đã lấy thừa ra một suất cơm. Lúc xới cơm, y đã xới ba lượt đầy, lồng lại, cất đi. Đó là bữa tối cho Thứ... Thứ thấy vô lý quả. Trong hai vợ chồng nếu có người nào cần phải ăn hơn thì người đó phải là Liên: Liên đã phải luật quật suốt ngày, lại phải lo đủ sữa để nuôi con. Vả lại, ngoài Liên ra, lại còn bà Thử, già ngoài bảy mươi tuổi rồi mà vẫn đang còn nằm nhịn đói kia. Lại còn mẹ y, cũng luật quật suốt ngày và cũng có con thơ. Lại còn cha y, bữa trưa ăn ba lượt cơm như mọi người thì mới đầy được một góc dạ dày. Lại còn các em y, chưa đáng phải chịu những cay cực của đời và tạng phủ đang cần được tẩm bổ nhiều để đủ sức lớn lên; chúng gầy guộc, ngơ ngác, nhút nhát, buồn rầu, có lẽ chỉ vì phải nhịn đói, phải vất vả, phải mắng chửi suốt ngày, ngay từ cái lúc mà đáng lẽ chúng phải được ăn no rồi chạy nhẩy nhởn nhơ, mặt trong trẻo và lòng vô tư lự. Thứ đang độ trẻ trung. Y không phải lao lực như bất cứ ai trong nhà. Y lại cũng được no mãi rồi, bây giờ có đói một vài bữa cũng không sao, mà có lẽ cũng là sự công bình. Ấy thế mà tại sao y lại cứ cần phải ăn, phải no một mình như vậy? Thứ suy rộng ra và chua chát nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy lại là một sự rất thường, chẳng riêng gì trong một nhà y, mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu đâu thì cũng thế thôi. Thằng nào đã chịu khổ quen rồi thì cứ thế mà chịu mãi đi! Mà thường thường những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một ti nào hoặc không đáng hưởng một ly nào cả. Anh chẳng cần nhích chân, nhích tay làm một việc gì ư? Phần anh tất cả những cái gì ngon lành, béo bổ ở trên đời ... Vô lý quá!... Thử nhìn qua bát cơm lồng để cho y. Chẳng còn được bao nhiêu mà bõ chia cho mọi người ăn. Y nghĩ xem những người nào đáng ăn hơn. Y chạy vào, mời bà dậy xơi cơm. Bà cụ không ăn và khi Thứ cố nài thì bà cụ kêu đầy. Ông bố, bà mẹ thì cố nhiên không đời nào chịu ăn rồi. Những đứa em lớn, dù có đói cho chết, cũng chẳng dám ăn. Và lại cũng không thông. Y đành gọi hai đứa em bé nhất. Bà mẹ đã vội vàng gạt ngay đi.
- Khốn, nhưng rồi chúng quen đi thì chết đấy! Cứ bắt chúng nó nhịn cho quen chứ!
- Úi chào!...
Y cố bắt các em ăn. Nhưng cũng chẳng đứa nào chịu ngồi ăn... Y ngồi thần mặt, buông đũa, quên cả đường ăn. Y chợt nhận ra bà y, mẹ y, vợ y, các em y thật là khổ không kém gì mình phải khổ. Quả thực lúc ấy, y muốn được nhịn đi cho bà, cho mẹ, hay vợ, hay các em, hay ngay cả con ở nữa, ăn thay. Nhưng mà không thể nhường cho ai. Y cũng không thể ngồi ăn, không hiểu sao y thấy thèn thẹn, không muốn cho ai đoán được rằng y thương bà, thương mẹ, thương vợ, thương các em quá đến nỗi không ăn được. Y đành một mình lủi thủi ngồi ăn.
Nhưng y vừa ăn, vừa nghĩ ngợi gần xa thế nào mà nước mắt ứa ra. Miếng cơm nghẹn lại, y phải duỗi cổ ra để nuốt đi. Và thiếu một chút nữa là y đã òa lên khóc...
(https://www.sachhayonline.com/tua-sach/song-mon/phan-vi/944)
Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản trên.
Câu 2: Xác định điểm nhìn trong đoạn trích. Điểm nhìn này có tác dụng như thế nào?
Câu 3: Đọc đoạn văn sau: Nhưng y vừa ăn, vừa nghĩ ngợi gần xa thế nào mà nước mắt ứa ra. Miếng cơm nghẹn lại, y phải duỗi cổ ra để nuốt đi. Và thiếu một chút nữa là y đã òa lên khóc...
Tại sao nước mắt của Thứ lại ứa ra khi ăn cơm?
Câu 4: Thông qua nhân vật ông giáo Thứ, nhà văn Nam Cao đã phản ánh điều gì?
Hướng dẫn giải:
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
4 |
1 |
Xác định ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ 3. |
0.5 |
|
2 |
- Đoạn trích sử dụng điểm nhìn bên trong, mọi sự kiện và tình huống xảy ra đều được đánh giá dưới góc nhìn của ông giáo Thứ. - Tác dụng: + Thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật một cách chân thực nhất. + Thể hiện suy nghĩ của nhà văn thông qua nhân vật. |
1.5 |
|
3 |
Nước mắt của Thứ ứa ra khi ăn cơm bởi vì Thứ nhận ra cả gia đình đã nhường lại các món ngon nhất cho mình, y thương gia đình mình. Bên cạnh đó, y thấy ngượng ngùng khi là con trai trưởng nhưng lại không đủ năng lực để lo cho gia đình những bữa ăn ngon |
1.0 |
|
4 |
Thông qua nhân vật ông giáo Thứ, nhà văn Nam Cao phản ánh cuộc đời bi kịch của tầng lớp trí thức tiểu tư sản khi họ ý thức sâu sắc về giá trị, có tài, có ước mơ nhưng lại phải chịu những gánh nặng của cơm áo gạo tiền và xã hội tù túng khiến những điều họ mong mỏi bị vùi dập. |
1.0 |
Câu 1. (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích diễn biến tâm lý nhân vật ông giáo Thứ để từ đó thấy được những phẩm chất của nhân vật này trong đoạn trích phần Đọc hiểu.
Câu 2. (4 điểm)
Năm 2023, Dove – thương hiệu chăm sóc cá nhân đến từ Hoa Kỳ - đã tạo ra một chiến dịch quảng cáo có tên “Turn your back” (Quay lưng lại), cổ vũ phụ nữ nói riêng và con người nói chung không sử dụng các hiệu ứng chỉnh sửa khuôn mặt AI đến từ Tiktok, nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người, và mang đến thông điệp: Vẻ đẹp là không có chuẩn mực. Chiến dịch này của Dove đã tạo ra hiệu ứng tích cực trên toàn cầu, nhấn mạnh rằng vẻ đẹp của con người, dù có khiếm khuyết, lại chính là điều hoàn hảo nhất.
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp của Dove.
Hướng dẫn giải:
II |
|
VIẾT |
|
1 |
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích diễn biến tâm lý nhân vật ông giáo Thứ để từ đó thấy được những phẩm chất của nhân vật này trong đoạn trích phần Đọc hiểu. |
2.0 |
|
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn - Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. - Về kiểu đoạn văn, HS có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phẩm chất nhân vật Thứ thông qua diễn biến tâm lý của đoạn trích. |
0.25 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Khi nghĩ về trách nhiệm với gia đình và những đứa em ở quê: y thấy nặng gánh, hiểu rằng y phải gánh vác những trọng trách đó, tuy nhiên y cũng bất lực không biết phải làm sao để cải đời. => Ông giáo Thứ là người có trách nhiệm với gia đình, có chí hướng, muốn hoàn thiện bản thân nhưng đành bất lực với hoàn cảnh gia đình. + Khi nhớ lại về bữa ăn với gia đình: ban đầu, y khó chịu và trách vợ vì đã không bày ra những món ăn ngon cho cha mẹ và các em của y, nhưng dần dần thấu hiểu được sự nhường nhịn của mọi người, xót mẹ, xót vợ, xót em và thấy hổ thẹn vì không hoàn thành trách nhiệm. => Ông giáo Thứ giàu tình cảm, tinh tế, có lòng tự trọng cao. + Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật, ngôi kể thứ ba và điểm nhìn bên trong. - Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
0.5 |
||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0.5 |
||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.25 |
||
2 |
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp của Dove. |
4 |
|
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài - Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi người đều có vẻ đẹp riêng. |
0.5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: - Giải thích vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: + Mỗi người đều có vẻ đẹp riêng. Vẻ đẹp ấy, dù còn khiếm khuyết, nhưng lại là nét độc đáo, riêng biệt và không thể thay thế. + Các chuẩn mực thay đổi theo thời gian. Nếu luôn chạy theo những chuẩn mực ấy, ta sẽ không bao giờ thỏa mãn, không bao giờ thật sự là mình và dần đánh mất bản thân. + Những thông điệp tích cực cần được lan rộng trong xã hội, thay đổi từ những điều nhỏ nhất, để con người ngày càng tự tin hơn trong cuộc sống. - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện. * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. |
1.0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau - Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1.5 |
||
đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |
||
Tổng điểm |
6.0 |