Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 1 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:
Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công, khiến ta tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn - là một phản vệ bản năng - làm ta run sợ, cảnh giác và thờ ơ trước khó khăn, đau khổ của người khác. Có lúc nào đó, ta đã quay mặt đi, không làm một điều rất nhỏ mà ta biết có người rất cần điều đó, trong khi ta hoàn toàn có thể... Dần dần đến một ngày, lòng ta trơ lì, nông cạn, thậm chí không còn trắc ẩn để nhận thấy được nỗi khổ cực của người khác. Ta quên mất mình hoặc thậm chí không nghĩ rằng mình có thể làm được điều tử tế.
Thật ra, sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện. Các nghiên cứu tâm lý học đã khẳng định, niềm hạnh phúc nhận được khi người ta làm việc tốt, việc thiện tạo nên cảm giác tự tin, ý thức bản ngã và nhất là mang lại sức mạnh tinh thần to lớn. Vậy là, khi ta sống tử tế với người khác, cũng chính là tử tế với cuộc đời mình.
(Trích Ai cũng có thể làm người tử tế, Trần Hoài, Báo điện tử Quân đội nhân dân, ngày 21/3/2021)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, điều gì khiến ta "tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn"?
Câu 3. Dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn trích trên có công dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến "sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn trong ta, chờ ta cởi mở tấm lòng và thực hiện"?
Câu 5. Anh/Chị ấn tượng nhất với thông điệp nào trong đoạn trích trên? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.
Câu 2. "Áp lực từ cuộc sống, những thất bại trong cuộc đời đôi khi làm ta cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị đối xử bất công" khiến ta "tự dựng lên bức thành lũy đầy mặc cảm trong tâm hồn".
Câu 3. Dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn trích trên có công dụng đánh dấu phần chú thích, giải thích trong câu.
Câu 4. Thí sinh nêu được cách hiểu của bản thân về ý kiến. Tham khảo:
- Ý kiến khẳng định trong mỗi người luôn có sự tử tế, lòng thiện lương tiềm ẩn, chỉ cần có cơ hội thì lòng tốt đó sẽ được thực hiện.
- Qua đó, ý kiến gửi gắm thông điệp về việc cần sống tử tế, mở lòng để bao dung và giúp đỡ mọi người xung quanh.
Câu 5. Thí sinh nêu được thông điệp mà bản thân thấy ấn tượng nhất và có sự lí giải hợp lí.
II. PHẦN VIẾT (6.0 ĐIỂM)
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của sự tử tế trong cuộc sống.
Câu 2. Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ sau:
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng,
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng,
nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng
vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
(Vũ Quần Phương, Đợi mẹ, In trong Thơ về mẹ, NXB Lao động, 2012)
Chú thích:
Nhà thơ Vũ Quần Phương tên khai sinh là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940, quê gốc ở xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ông vốn là một bác sĩ nhưng đã chuyển sang hoạt động văn học và gắn bó gần như cả đời với văn chương. Thơ ông bình dị, có độ lắng của cảm xúc, suy tư.
Hướng dẫn giải:
Câu 1:
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
- Yêu cầu về hình thức: đoạn văn.
- Yêu cầu về dung lượng: 200 chữ.
Học sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của sự tử tế trong cuộc sống.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
- Gợi ý: Sự tử tế có những vai trò như sau:
+ Đối với người nhận được sự tử tế: tạo cơ hội cho những người bất hạnh vượt qua giai đoạn khó khăn, tăng thêm niềm tin vào cuộc đời và con người.
+ Đối với người nhận được sự tử tế: càng ngày càng hoàn thiện nhân cách.
+ Đối với toàn xã hội: góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp.
- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu văn bản.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2.
a. Xác định được yêu cầu về kiểu bài: nghị luận văn học.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Đợi mẹ (Vũ Quần Phương).
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Gợi ý:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Đợi mẹ (Vũ Quần Phương).
+ Xác định, phân tích, đánh giá chủ đề của bài thơ Đợi mẹ (Vũ Quần Phương): tình cảm thương yêu, mong đợi của em bé dành cho mẹ.
+ Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Đợi mẹ (Vũ Quần Phương): thể thơ tự do, cách gieo vần linh hoạt, cách ngắt nhịp, ngắt dòng độc đáo, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ,...
- Khái quát, tổng hợp lại vẻ đẹp về chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài thơ. Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm nhận của bản thân về bài thơ.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
đ. Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong đoạn.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.