Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề tham khảo số 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
HƯƠNG VỊ ĐỒNG QUÊ
Nắng sớm ở nông thôn đến rất nhanh. Mới bảy giờ ba mươi, đồng ruộng đã ngập nắng chói chang. Siêng và Nam ngồi trên mô đất giữa nắng ấm.
- Nếu ở thành phố, mình đang đi học bơi ở câu lạc bộ, đi công viên Tao Đàn hoặc Văn Thánh. - Nam kể.
- Mình không đi bơi, cũng không đi công viên, nhưng mình có nhiều trò chơi lắm. Đi theo mình!
Nam lóc cóc đi theo Siêng. Nam gặp Siêng trong chuyến về quê ngoại nghỉ hè. Cậu bé Siêng nhỏ xíu, đen đúa với mái tóc cháy nắng là “thổ địa” nhỏ của vùng đất Thất Sơn này.
Siêng dẫn Nam đi lấy cần câu. Ra tới đám ruộng lấp xấp nước, nó chỉ cho Nam cách dùng lưỡi câu móc những hạt trăng trắng đã được vê viên làm mồi.
- Trứng kiến nè, biết không?
Nam ngó những hạt trắng, trong, tròn, nhỏ hơn hạt gạo một chút. Siêng bảo, trứng kiến còn được chế biến để ăn cùng món xôi rất ngon.
Dưới ruộng rất nhiều cá. Siêng giật cần liên tục. Chuyển cần câu qua Nam, nó cũng giật được mấy chú. Chưa đầy một tiếng, hai đứa đã sung sướng đi về với một giỏ cá đầy.
Về nhà, Siêng vọt vào bếp nướng cá. Cá lóc nướng chấm nước me. Nam thích thú ăn thử. Vị cá ngọt kết hợp với vị nước mắm mặn, me chua thành một hương vị tuyệt vời. Nam mải ăn, đến lúc nhìn lên thấy Siêng đang ngó nó, miệng cười tươi rói. Mắc cỡ quá, nó nói lảng:
- Món này ngon quá hén! Nghe nói ở đây có món cá lóc nướng trui ngon lắm, chắc không bằng món này đâu hén.
- Đây là món cá lóc nướng trui mà.
Siêng nhe răng cười hiền khô. Không phải cười chọc quê, Nam cảm thấy như vậy.
(Phỏng theo Phạm Công Luận)
----------------
CHÚ THÍCH:
Cá lóc nướng trui: cá lóc nướng nguyên con, cháy vảy.
Chọc quê: trêu chọc, làm cho người khác xấu hổ.
Hén: nhỉ, nhé.
Đọc câu chuyện trên và trả lời các câu hỏi sau.
Đồng ruộng vào lúc sáng sớm được miêu tả như thế nào?
Chi tiết nào chứng tỏ Nam nhớ thành phố?
Trong câu chuyện, Siêng được miêu tả như thế nào?
Nam đã cùng Siêng làm những việc gì ở Thất Sơn?
Siêng đã dùng gì để làm mồi câu cá?
Dòng nào nêu đúng về món cá lóc do Siêng chế biến?
Câu nào thể hiện trực tiếp cảm xúc của Siêng và Nam khi đi câu cá?
Vì sao Nam gọi Siêng là "thổ địa" của vùng đất Thất Sơn?
Chi tiết Siêng cười hiền khô, không có ý định chọc quê bạn khi bạn không biết về món cá nướng trui đã thể hiện điều gì?
Chọn từ đồng nghĩa với từ "sung sướng" trong câu sau.
Chưa đầy một tiếng, hai đứa đã sung sướng đi về với một giỏ cá đầy.
Trường hợp (1): Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học, hây hây má tròn.
(Tố Hữu)
Trường hợp (2): Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. (Tục ngữ)
Từ "chín" được in đậm trong hai trường hợp trên thuộc hiện tượng nào?
Từ "chân" trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển? (Chọn 2 đáp án)
Bấm chọn 4 quan hệ từ trong đoạn sau.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
(Khánh Hoài)
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước . Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh , hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều và thơm hơi đất, là gió đưa hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
(Theo Nguyễn Thụy Kha)
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Chọn từ có thể thay thế cho từ "bao la" trong câu sau.
Cánh đồng làng Mọc quê em bao la như một tấm thảm xanh khổng lồ mà Mẹ thiên nhiên ban tặng.