Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề số 6 (Trắc nghiệm) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
CON RẮN VUÔNG
Anh chàng kia có tính hay nói khoác. Một hôm đi chơi về, anh ta bảo với vợ:
- Này mình ạ, hôm nay tôi đi vào rừng, thấy một con rắn… Ôi chao là to! Bề ngang thì đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!
Vợ biết tính chồng, muốn trêu một mẻ, liền bĩu môi bảo:
- Làm gì có thứ rắn dài như thế?
- Mình không tin à? Chẳng đến một trăm hai mươi thước thì cũng một trăm thước.
- Một trăm thước cũng không có.
Muốn cho vợ tin, anh ta bảo:
- Thật mà! Không đủ một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước.
Vợ vẫn lắc đầu:
- Tám mươi thước cũng chẳng có.
Chồng vẫn gân cổ cãi:
- Thật đấy mà! Không tám mươi thì cũng sáu mươi.
Vợ lại cau mặt:
- Sáu mươi vẫn còn dài.
Chồng lại cố ra vẻ thật thà:
- Không đến sáu mươi thước thật, nhưng ít nhất cũng bốn mươi thước.
Vợ càng làm già:
- Bốn mươi thước cũng không đến.
Chồng đành rút xuống lần nữa:
- Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!
Lúc này vợ mới bò lăn ra cười:
- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?
(In trong Văn học dân gian – Những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), NXB Giáo dục, 2004)
Anh chàng trong câu chuyện là người thế nào?
Dòng nào nhận xét đúng về nhan đề của văn bản?
Văn bản thuộc thể loại nào?
Dòng nào nói đúng về bối cảnh của văn bản?
Dòng nào nói đúng về tình huống truyện?
Mục đích tác giả sáng tác nên câu chuyện là gì? (Chọn 2 đáp án)
Anh chàng trong truyện thuộc kiểu nhân vật nào?
Thủ pháp gây cười của truyện là gì?
Truyện được kể theo ngôi kể nào?
Điền vào chỗ trống.
/.../ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ.
Thành ngữ nào sau đây dùng để chỉ người keo kiệt?
Các từ Hán Việt được in đậm dùng để làm gì?
Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
(Theo Lê Thi)
Nghĩa hàm ẩn của câu "Lời nói gói vàng" là gì?
Dòng nào nói đúng về nghĩa hàm ẩn của câu sau?
Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
Nghĩa hàm ẩn của câu ca dao sau là gì?
Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời: Cả họ mày thơm. (Ca dao)