Bài học cùng chủ đề
- Đề số 1 thi thử vào 10 năm 2025 (Cấu trúc 30% trắc nghiệm + 70% tự luận)
- Đề số 2 thi thử vào 10 năm 2025 (Cấu trúc 20% trắc nghiệm + 80% tự luận)
- Đề số 3 thi thử vào 10 năm 2025 (Cấu trúc 20% trắc nghiệm + 80% tự luận)
- Đề số 4 thi thử vào 10 năm 2025 (Cấu trúc 20% trắc nghiệm + 80% tự luận)
- Đề số 5 thi thử vào 10 năm 2025 (Cấu trúc 20% trắc nghiệm + 80% tự luận)
- Đề số 6 thi thử vào 10 năm 2025 (Cấu trúc 20% trắc nghiệm + 80% tự luận)
- Đề số 7 thi thử vào 10 năm 2025 (Cấu trúc 20% trắc nghiệm + 80% tự luận)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Đề số 6 thi thử vào 10 năm 2025 (Cấu trúc 20% trắc nghiệm + 80% tự luận) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Phương trình nào dưới đây không phải phương trình bậc nhất hai ẩn?
Nghiệm của hệ phương trình {3x+y=5x−2y=−3 là
Điều kiện xác định của phương trình x−10=3 là
Gieo một con xúc xắc. Phần tử không thuộc không gian mẫu là
Cho bảng tần số ghép nhóm về độ tuổi của các thành viên trong đội tuyển truyền măng non Bình Minh.
Độ tuổi | [8;10) | [10;12) | [12;14) | [14;16) |
Số thành viên | 2 | 5 | 10 | 4 |
Độ tuổi các thành viên từ 12 đến 16 tuổi là
Một hình nón có diện tích xung quanh Sxq, bán kính r. Đường sinh của hình nón bằng
Cho tam giác MNP vuông tại M. Khi đó sinMNP bằng
Cho tam giác ABC vuông tại C có BC=1,2 cm; AC=0,9 cm. Các tỉ số lượng giác sinB,cosB là
Rút gọn biểu thức B=a−3a−a+23+9−aa−2 với a≥0,a=9.
Giải hệ phương trình {3x−2y=9x−3y=10.
Cho phương trình x2−(m+2)x+6=0 (1) (x là ẩn, m là tham số).
a) Giải phương trình (1) với m=3.
b) Tìm m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt x1;x2 thoả mãn 2x12+x22=(m+2)x1+7.
Có 6 quả bóng có cùng kích thước và khối lượng, mỗi quả bóng ghi một trong các số từ 10 đến 15. Để 6 quả bóng này vào 2 hộp, hộp màu xanh chứa các quả bóng ghi số chẵn, hộp màu vàng chứa các quả bóng ghi số lẻ. Hà lấy ngẫu nhiên một quả bóng ở hộp màu xanh, Mạnh lấy ngẫu nhiên một quả bóng ở hộp màu vàng và xem số được ghi trên hai quả bóng.
a) Mô tả không gian mẫu của phép thử.
b) Tính xác suất của biến cố B: “Hà chọn được quả bóng có số lớn hơn của Mạnh”.
Quãng đường từ A đến B dài 90 km. Một người đi xe máy từ A đến B. Khi đến B, người đó nghỉ 30 phút rồi quay trở về A với vận tốc lớn hơn lúc đi là 9 km/h. Thời gian kể từ lúc bắt đầu đi từ A đến lúc trở về A là 5 giờ. Tính vận tốc xe máy lúc đi từ A đến B.
Cho đường tròn (O;R) có đường kính AB cố định. Trên tia đối của tia AB lấy điểm C sao cho AC=R. Qua C kẻ đường thẳng d vuông góc với CA. Lấy điểm M bất kỳ trên đường tròn (O) không trùng với A, B. Tia BM cắt đường thẳng d tại P. Tia CM cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là N, tia PA cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là Q.
a) Chứng minh tứ giác ACPM là tứ giác nội tiếp.
b) Tính BM.BP theo R.
c) Chứng minh trọng tâm G của tam giác CMB luôn nằm trên một đường tròn cố định khi điểm M thay đổi trên đường tròn (O).
Để chủ động nguồn nước ngọt cho sinh hoạt vào mùa hạn mặn, bác Minh thuê thợ xây một bể chứa nước hình hộp chữ nhật có nắp đậy với dung tích 9 m3 và có đáy bể là một hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Biết giá thuê thợ để xây bể là 550000 đồng/m2. Bác Minh muốn chi phí xây bể là thấp nhất có thể thì cần xây bể với kích thước như thế nào?