Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì I - Đề số 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
Tổ chức nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác phát triển văn hoá, xã hội, khoa học?
Hội nghị I-an-ta (2-1945) thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng của ba cường quốc ở khu vực
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
Năm 1995, tổ chức ASEAN kết nạp thêm thành viên nào sau đây?
Cho bảng dữ kiện về tổ chức Liên hợp quốc.
Thời gian |
Sự kiện |
1 - 1 - 1942 |
Đại diện 26 quốc gia kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc, cam kết hợp tác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. |
1943 |
Tại hội nghị Tê-hê-ran, ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc |
2 -1945 |
Tại hội nghị I-an-ta, ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc. |
25 - 4 - 1945 đến 26 - 6 - 1945 |
50 nước đại biểu trong hội nghị quốc tế Xan Phran-xi-xcô đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc. |
24 - 10 - 1945 |
Liên hợp quốc chính thức được thành lập với 51 thành viên. |
a) Bảng thông tin phản ánh quá trình hoạt động và tồn tại của tổ chức Liên hợp quốc trong lịch sử. |
|
b) Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, các nước đã có ý tưởng về việc thành lập Liên hợp quốc. |
|
c) Tất cả các quốc gia trên thế giới đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc. |
|
d) Sự ra đời của Liên hợp quốc là nhân tố quyết định tác động đến việc chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. |
|
Cho thông tin sau:
“Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên, phá vỡ âm mưu khống chế Trung Quốc của Mỹ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Đồng thời, sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản cũng làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa”.
(Trần Thị Vinh (CB), Lịch sử thế giới hiện đại, Quyển 2, NXB Đại học Sư phạm, 2016, tr.94)
a) Đoạn tư liệu phản ánh về nguyên nhân sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đó là sự vươn lên của các nước nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực. |
|
b) Sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản là do sự tài trợ, giúp đỡ vô điều kiện của Mỹ. |
|
c) Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 làm xói mòn trật tự thế giới hai cực I-an-ta. |
|
d) Sự lớn mạnh của các nước Tây Âu, Nhật Bản là một trong những nguyên nhân buộc Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. |
|
Cho thông tin sau:
“Chúng tôi quyết tâm củng cố vững mạnh Cộng đồng của chúng ta, phát huy những kết quả đạt được và làm sâu sắc tiến trình liên kết để hiện thực hoá một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm, nơi người dân của chúng ta được hưởng các quyền con người và tự do cơ bản, với chất lượng cuộc sống cao hơn cùng các lợi ích mà tiến trình xây dụng cộng đồng mang lại, tăng cường sự gắn kết và bản sắc chung, trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN”.
(Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua năm 2015)
a) Cộng đồng ASEAN hoạt động dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Hiến chương ASEAN. |
|
b) Cộng đồng ASEAN hướng tới xây dựng một cộng đồng các quốc gia có cùng bản sắc văn hoá và tôn giáo. |
|
c) Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 hướng tới lấy người dân trong khu vực làm trung tâm, được hưởng các quyền con người và tự do cơ bản. |
|
d) Cộng đồng ASEAN 2025 hướng đến tăng cường sự đoàn kết gắn bó trong khu vực và bản sắc chung. |
|
Cho thông tin sau:
"Việc gia nhập ASEAN được coi là bệ phóng giúp Việt Nam hội nhập sâu vào sân chơi của khu vực và toàn cầu. Việt Nam có cơ hội tham gia nhiều cơ chế hợp tác khu vực ASEAN + và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực mà ASEAN là trung tâm; xây dựng quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới, có độ mở kinh tế rất lớn với tỷ lệ kim ngạch thương mại/GDP hơn 200%. Ngoài ra, Việt Nam là một trong 2 quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cam kết cao nhất (chỉ sau Xin-ga-po), thực hiện trên 95,5% cam kết trong kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)”.
(Văn kiện Đại hội VII của Đảng 1991)
a) Khi tham gia tổ chức ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác với các tổ chức khu vực về kinh tế. |
|
b) Trong cam kết thực hiện kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam xếp thứ ba trong tổng số các nước. |
|
c) Trong quá trình tham gia ASEAN, Việt Nam đã trở thành Uỷ viên không thường trực của tổ chức. |
|
d) Hiện nay, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới, được nhiều quốc gia quan tâm và tham gia. |
|