Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Lời ước dưới trăng
Ở quê ngoại tôi có một phong tục thật đáng quý. Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả con gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Nghe nói, lời nguyện ước của các cô gái sau này đều ứng nghiệm.
Năm nay, đúng vào cái đêm thiêng liêng ấy, bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo và gặp chị Ngàn ở ngõ. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người đẹp nết. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi.
Hai chị em tôi đến hồ, không khí ở đây vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ, và chị quỳ xuống vốc làn nước đầm ánh trăng áp lên mặt. Rồi chị chấp hai tay lên ngực lầm rầm vái:
- Con ước gì...mẹ chị Yên...bác hàng xóm bên nhà con...được khỏi bệnh.
Nói xong, chị đứng dậy, gương mặt chị phấn khởi, tươi vui và thật hạnh phúc. Còn tôi thì hết sức ngỡ ngàng trước lời cầu nguyện của chị. Cả đời người được ước một lần, sao chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm?
Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Đến nhà, dường như hiểu được nỗi niềm tôi, chị Ngàn siết chặt tay tôi nói:
- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.
Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ ...
Theo Phạm Thị Kim Nhường
Đọc bài đọc sau và trả lời câu hỏi:
Nối từ với nghĩa tương ứng.
Ở quê ngoại nhân vật tôi có phong tục đáng quý nào?
Khi tò mò đi theo chị gái, nhân vật tôi đã gặp ai?
Chị Ngàn được nhắc đến với những đặc điểm gì?
Chị Ngàn đã cầu nguyện điều gì trong đêm rằm tháng Giêng?
Sau khi cầu nguyện, chị Ngàn có thái độ thế nào?
Khi vừa nghe chị Ngàn cầu nguyện xong, nhân vật tôi có suy nghĩ gì?
Hành động của chị Ngàn cho thấy chị là con người như thế nào?
Bấm chọn các danh từ riêng chưa được viết hoa trong đoạn văn sau:
trịnh văn bô (1914-1988) là một thương nhân việt nam giữa thế kỷ XX. ông là nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. hiệu buôn tơ lụa phúc lợi tại số 48 phố hàng ngang - quận hoàn kiếm - hà nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của ông, là nơi Hồ chí minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Xếp các danh từ riêng trong đoạn văn sau vào nhóm phù hợp.
Giáp Hải tên hiệu là Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhỡn, tỉnh Bắc Giang. Năm 1538, đời vua Mạc Đăng Doanh, Giáp Hải 21 tuổi, ông đỗ thứ nhất Tiến sĩ nhất giáp, sau đổi tên là Trừng.
- Mạc Đăng Doanh
- Tiết Trai
- Giáp Hải
- Dĩnh Kế
- Bắc Giang
- Phượng Nhỡn
- Trừng
Tên người
Tên địa lí
Bấm chọn các từ ngữ được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau:
"Sóng" được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập "Hoa dọc chiến hào" (1968). Ngoài ra, Xuân Quỳnh còn có nhiều sáng tác nổi tiếng như: "Thuyền và biển", "Tiếng gà trưa", "Tự hát",...
Bấm chọn các danh từ có trong câu sau:
Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, Đất Nung ngấm nước, rét quá.
Những sự vật nào được nhân hoá trong đoạn thơ sau?
Ngỗng không chịu học
Khoe biết chữ rồi
Vịt đưa sách ngược
Ngỗng cứ tưởng xuôi
Cứ giả đọc nhẩm
Làm vịt phì cười
Vịt khuyên một hồi
Ngỗng ơi! Học! học!
(Phạm Hổ)
Bấm chọn các sự vật được nhân hoá trong đoạn thơ sau:
Gà mổ hạt thóc
Nấp chân cối xay
Nhặt hạt cơm nguội
Em bé vung tay
Gắp chú giun gầy
Lê mình trên đất
Rứt ngọn cỏ ngọt
Chưa lên thành cây
Tớp cô mối bay
Vườn mưa ngập nước…
(Phạm Hổ)
Trường hợp nào chúng ta cần viết đơn?