Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì I (Đề 1) SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
QUÊ NGƯỜI
Trên cao thì nắng cũng quê ta
Cũng trắng màu mây bay phía xa
Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà.
Nắng xuống vào cây, soi tận lá
Cây lá không là cây lá quen
Những dáng phố phường xa lạ kiểu
Những nếp nhà dân khác lạ thềm.
Nhớ quê, đành vậy, nhìn mây trắng
Nhìn nắng hanh vàng trên núi xa
Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ
Bụi đường cũng bụi của người ta.
Xan Đi-ê-gô, 4-1-2005
(Vũ Quần Phương, Tuyển tập,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012)
Đọc bài thơ trên và trả lời các câu hỏi sau.
Dòng nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như "quê ta"?
Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?
Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi cho tác giả cảm nhận như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật "tôi" khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ ba có gì giống nhau?
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Vần liền được thể hiện ở những từ nào trong khổ thơ thứ nhất?
Điệp từ "cũng" trong khổ thơ đầu có tác dụng gì?
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Từ "lữ thứ" trong dòng thơ "Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ" thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?
Nối các khổ thơ với nội dung chính.
Bấm chọn từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn sau.
Lợi khóc rưng rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy có xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
Rồi một hôm, giông bão gầm thét trên rừng, cây cối ào ào ghê rợn. Trong rừng bỗng tối mù tối mịt, tưởng chừng như bao nhiêu đêm tối trên đời kể từ khi có rừng đến nay đều tụ cả lại. Những con người nhỏ bé đi giữa những cây lớn, trong tiếng sấm đáng sợ. Họ đi, còn những cây khổng lồ lắc lư, nghiến ken két và gào lên những bài ca thịnh nộ. Ánh chớp bay trên các ngọn cây, loé ánh lửa xanh lạnh lẽo, rọi sáng trong khoảnh khắc và biến mất cũng nhanh như khi xuất hiện, làm mọi người kinh sợ. Cây cối được ánh chớp lạnh lẽo rọi sáng, nom như những vật sống, đang dang rộng những cánh tay dài ngoằn ngoèo, đan thành một mạng lưới dày xung quanh đoàn người, cố ngăn chặn họ. Từ trong đám cành tối tăm, có cái gì đáng sợ, hắc ám, lạnh lẽo nhìn đám người đang đi.
(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)
Các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn trên có tác dụng gì? (Chọn 2 đáp án)
Đoạn (1): Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò "mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng" chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình... Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
(Theo Xuân Diệu)
Đoạn (2): Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng: các loại cây lương thực vì bị ngập ủng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.
(Theo Mơ Kiều)
Đoạn (3): Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ, bất cần, ai cười, người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng lẽ sửa minh. Nhưng cũng có những người, bị tiếng cười của đám đông nhằm tới, do thiếu bản lĩnh, nên hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao?
(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe)
Đoạn (4): Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.
(Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em)
Xác định kiểu đoạn văn của các đoạn văn trên bằng cách nối.
Yếu tố "công" trong từ nào có nghĩa là "chung, công khai"?
Từ nào có chứa yếu tố "kì" không cùng nhóm với những từ còn lại?