Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra cuối học kì I - Đề số 7 SVIP
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng,... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều toàn là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến. Vậy thì cơm hến là gì?
Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta còn bảy thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong “lập trường ăn uống” của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”! […]
Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người “máu” cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm thế mà cứ sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon”; đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Huế – Di tích và con người)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn)
Câu 1. Văn bản được diễn đạt bởi các yếu tố nào?
Câu 2. Theo tác giả, vì sao nhất thiết cơm hến phải là cơm nguội
Câu 3. Tìm một từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản. Giải thích nghĩa của từ ấy.
Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?
Câu 5. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả thể hiện trong văn bản?
Câu 6. Vì sao nhà văn lại nói: “Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”!”. Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 - 7 câu).
Hướng dẫn giải:
Phần |
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
I |
PHẦN ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
Văn bản được diễn đạt bởi các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự. |
0.5 |
|
2 |
Theo tác giả, cơm hến phải là cơm nguội vì người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi. |
0.5 |
|
3 |
– Học sinh tìm từ ngữ địa phương có trong văn bản và giải thích nghĩa. – Ví dụ: “tui” có nghĩa là “tôi”. |
1.0 |
|
4 |
Chủ đề của văn bản: Niềm tự hào, sự yêu thích món cơm hến truyền thống (xưa, không cải tiến) của người Huế. |
1.0 |
|
5 |
– Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả: + … chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. + … rất ghét những lối cải tiến tạp nham. + … kiên định trong “lập trường ăn uống”. + … tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. + … sì sụp, xuýt xoa kêu “ngon, ngon”; đi xa nhớ lại thèm đứt sợi tóc. + … ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê. – Cái tôi của tác giả: + Yêu thích, trân trọng văn hóa ẩm thực địa phương. + Mộc mạc, giản dị, gần gũi. + Quyết liệt trong cách kiên định bảo vệ những giá trị văn hóa. |
1.0 |
|
|
6 |
– Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân về câu nói của nhà văn. – Học sinh có thể triển khai với một số ý sau: + Theo tác giả, để bảo toàn hương vị truyền thống của đặc sản vùng miền, người ta cần kiên định trong cách chế biến, thưởng thức, không có sự pha trộn, cải tiến tạp nham. Việc làm đó sẽ khiến món ăn mất đi hương vị, nét đặc trưng vốn có. Món ăn cũng là văn hóa, đặc sản vùng miền là nét đặc trưng văn hóa ẩm thực, vì vậy cần được giữ gìn. + Học sinh cũng có thể trình bày thêm: đồng tình hay không đồng tình với câu nói của nhà văn và lí giải cho thuyết phục. |
2.0 |
II. PHẦN VIẾT (4 ĐIỂM)
Viết bài văn trình bày cảm xúc về một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Hướng dẫn giải:
II |
PHẦN VIẾT |
4.0 |
|
|
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) biểu cảm về một sự việc. |
4.0 |
|
a. Xác định được bố cục của bài viết: Bài văn trình bày cảm xúc về một sự việc để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc |
0.25 |
||
b. Xác định đúng chủ đề của bài viết: Biểu cảm về một sự việc. |
0.5 |
||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: – Giới thiệu về sự việc. – Giới thiệu được cảm xúc chung của người viết dành cho đối tượng. * Thân bài: – Sử dụng ngôi kể thứ nhất. – Trình bày về thời gian, không gian, hoàn cảnh, lí do xảy ra sự việc. – Lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về sự việc. – Biểu lộ cảm xúc, lí giải vì sao có cảm xúc đó. * Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho sự việc, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. |
1.0 |
||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Trình bày rõ các ý trong bài viết. – Sử dụng được ngôi kể thứ nhất để trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. |
1.5 |
||
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết trong bài văn. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0.5 |