Bài học cùng chủ đề
- Đề thi thử TN THPTQG 2021 - Sở Hưng Yên
- Đề kiểm tra học kì II - Sở Bình Thuận
- Đề thi thử TN THPT QG trường THPT Lạc Long Quân - Khánh Hòa
- Đề thi thử TN THPT QG 2021
- Đề khảo sát chất lượng lớp 12 - Sở Thanh Hóa
- Kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Sở GD&ĐT Nam Định
- Kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Phòng GD&ĐT quận Tân Phú
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề thi và Hướng dẫn giải đề thi THPT Quốc gia năm 2019 - 2020
- Đề kiểm tra khảo sát cuối học kì II (2022) - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề khảo sát chất lượng lớp 12 - Sở Thanh Hóa SVIP
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngày mai con hãy yên lòng đến những miền xa Có thể còn những điều con quên Nhưng có điều này con phải nhớ Rằng biển quê mình Dẫu còn lắm phong ba bão tố Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ Những cơn bão có tên và không tên Nhưng như phép mầu của đức tin Người dân nơi xóm chài mỗi sớm mặt trời lên Vẫn hiên ngang ngẩng mặt chào biển rộng Đất quê cằn, nhọc nhằn gió cát Phải bắt đầu từ biển, đi lên từ biển Ông cha nghìn đời Bắp tay cuộn dưới mặt trời Da nhuộm hồng nước biển Lẽ nào cháu con quên lưới vây, lưới cản Lẽ nào bỏ nghề đi lộng đi khơi Bão giông là việc của Trời Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm Lạy trời cho cả gió nồm Ghe ra biển lớn mươi hôm ghe về |
(Trích Vọng Hải Đài, Bùi Công Minh, baodanang.vn,
Chủ nhật, 22/04/2021,21:27{GMT+7})
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:
Bao đợt sóng chồm lên như hổ dữ
Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh con người trước biển?
Bão giông là việc của Trời
Nén tiếng khóc, dằn lòng sau bão
Vững bước lên thuyền mặt biển chiều hôm
Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện trong đoạn trích?
Hướng dẫn giải:
Câu |
Nội dung |
|
Đọc – hiểu |
1 |
Thể thơ: tự do |
2 |
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh. |
3 |
Những dòng thơ giúp ta hình dung rõ nét về hình ảnh con người trước biển: - Biển – hay thiên nhiên dù bão giông, khắc nghiệt nhưng con người không vì thế mà chùn bước. Con người vẫn bình thản, bản lĩnh, nén chịu “nén tiếng khóc”, dằn lòng trước những đau thương và khó khăn thử thách, khắc nghiệt của thiên nhiên; xem khó khăn thử thách là việc hết sức bình thường, là lẽ tự nhiên mang tính quy luật. - Mạnh mẽ, tin tưởng và luôn lạc quan, bám biển Vưng bước lên thuyền mặt biển chiều hôm. |
4 |
Tình cảm của tác giả đối với biển cả quê hương được thể hiện qua đoạn trích: - Tác giả dành tình yêu tha thiết với biển cả quê hương. Dù vất vả gian lao, dù bão tố, biển vẫn là nơi nuôi sống con người, là nơi con người cần tìm về. - Với tác giả, biển cũng là nơi cha ông, dân tộc ta “đi lên”. Vì vậy, tình yêu biển còn là sự trân trọng quá khứ, biết ơn cha ông, phát huy truyền thống, như là sự gắn kết làm nên tinh thần dân tộc, làm nên sức mạnh con người. |
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo Tổ quốc.
Câu 2: (5.0 điểm)
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng.
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2002, tr.27-28)
Cảm nhận về nỗi lòng người mẹ trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho nhân vật bà cụ Tứ.
Hướng dẫn giải:
Câu |
Nội dung |
|
Làm văn |
1 |
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo Tổ quốc. |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo Tổ quốc. |
|
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận (Có thể triển khai theo hướng) * Giải thích: đất nước ta có đường bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam nên biển đảo là một phần quan trọng của lãnh thổ nước ta. Giữ gìn được sự trong lành và bình an cho biển đảo, chính là giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước ta. * Bàn luận - Tại sao chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương? + Bác Hồ từng nói: “đất nước ta có rừng vàng biển bạc”. -> vùng biển đảo rộng lớn chính là tài nguyên to lớn của đất nước. Bảo vệ tài nguyên ấy là trách nhiệm của tất cả mọi người. + Giữ gìn sự bình an cho biển đảo cũng chính là giữ gìn sự toàn vẹn cho lãnh thổ Việt Nam. + Ngoài ra, vùng biển rộng lớn của Việt Nam góp phần nuôi sống nhiều người, có đóng góp lớn cho ngành giao thông hàng hải, cho công nghiệp thủy hải sản và du lịch; nói cách khác biển đảo góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế đất nước. + Bên cạnh đó vùng biển rộng lớn giúp nước ta có không khí trong lành; giữ được “biển sạch” cũng chính là cách bảo vệ môi trường sống của chúng ta. - Chúng ta cần làm gì để thể hiện tinh thần trách nhiệm: + Có ý thức bảo vệ môi trường biển. + Có nhận thức đúng đắn về sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Luôn tuyên truyền, chia sẻ những thông điệp tích cực về tầm quan trọng của việc giữ gìn biển đảo. + Noi gương những hành động đẹp như: Nhặt rác ở bờ biển, các phong trào và dự án bảo vệ môi trường, không xả túi nilon, không dùng rác thải nhựa… + Kiên quyết lên án, đấu tranh ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo, phê phán những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, dễ bị kích động, bị lợi dụng, trở thành kẻ tiếp tay cho hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo quê hương. - Kết đoạn: Khẳng định ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ là rất quan trọng trong việc bảo vệ biển đảo, trong việc bảo vệ “tương lai” của chính chúng ta. |
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. |
|
e. Sáng tạo |
|
2 |
“Bà lão cúi đầu nín lặng… bố mẹ trước kia không?” Cảm nhận về nỗi lòng người mẹ trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho nhân vật bà cụ Tứ. |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận |
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: - Phân tích nỗi lòng của người mẹ trong đoạn trích. - Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho nhân vật bà cụ Tứ. |
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận |
|
Giới thiệu khái quát tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt |
|
Phân tích tấm lòng của người mẹ - bà cụ Tứ * Khái quát ngắn gọn tình huống dẫn đến việc bộc lộ tâm trạng Giữa lúc đói khát, Tràng bất ngờ dẫn người “vợ nhặt” về ra mắt, điều này khiến bà cụ Tứ bất ngờ, ngạc nhiên đến sững sờ. Sau khi nghe Tràng giải thích bà mới hiểu ra mọi chuyện, trong lòng ngổn ngang cảm xúc. * Nỗi lòng bà cụ Tứ: - Sự tủi thân, chạnh lòng xót xa cho thân phận nghèo của mình + Bà chỉ “cúi đầu nín lặng”, “khẽ thở dài”. “Trong kẽ mắt kèm nhèm rỉ xuống hai dòng nước mắt”, trong lòng bộn bề bao tâm trạng vừa ai oán vừa xót thương vì bà thấy mình không làm tròn bổn phận với con để con phải “nhặt vợ” lúc đói khát. + Trong lòng bà đầy những ám ảnh của một dĩ vãng nặng trĩu những đắng cay, bà nghĩ đến cuộc đời dằng dặc bóng tối của mình, đến những người thân đã khuất càng tủi cực, xót xa hơn. - Tình thương con và nỗi lo lắng + Bà xót thương cho số kiếp đứa con trai của mình may vì đói mới có được vợ. + Bà thương con dâu. Bà vừa cảm thông thấu hiểu cảnh ngộ của người đàn bà ấy vừa trân trọng và biết ơn. Bà gọi người đàn bà xa lạ là “con”, xưng “u” một cách thân tình “Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Câu nói như lời an ủi, xoa dịu nỗi đau, sự tủi hổ của người con dâu. + Bà lo cho con trai, con dâu, cho gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những ngày khó khăn như thế nào “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” => Nỗi lo, tình thương của một người mẹ từng trải, hiểu đời, có tấm lòng bao dung, nhân hậu. - Niềm vui, niềm lạc quan, hi vọng vào cuộc sống, vào tương lai. + Bà vui mừng vì con có vợ, vui vẻ đón nhận nàng dâu mới. + Bà chỉ biết khuyên con thương nhau, vượt qua khó khăn. + Bà an ủi động viên con những điều tốt đẹp trong tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá… ai giàu ba họ, ai khó ba đời…” * Nỗi lòng bà cụ Tứ: - Tạo tình huống độc đáo. - Cách kể chuyện tự nhiên, giản dị, chân thực. - Miêu tả tâm lí đặc sắc qua dòng độc thoại nội tâm. |
|
Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với nhân vật - Thấu hiểu, đồng cảm với tâm tư, nỗi niềm: vừa mừng vừa tủi, vừa hi vọng vừa lo lắng… của người mẹ nghèo trong hoàn cảnh éo le khốn khó. - Trân trọng, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của bà cụ Tứ: tấm lòng nhân hậu, bao dung, tình yêu thương con vô hạn, sự từng trải sâu sắc, niềm tin, lạc quan. => Vợ nhặt là bài ca đẹp về tình người. Chính điều này tạo ra chiều sâu giá trị nhân đạo cho tác phẩm. |
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu |
|
e. Sáng tạo |