Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Dế chọi SVIP
DẾ CHỌI
(Xúc chức)
Bồ Tùng Linh
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Bồ Tùng Linh
- Sinh năm 1640, mất năm 1715.
- Là nhà văn Trung Quốc, sống ở thời nhà Thanh.
- Sáng tác tiêu biểu: Liêu Trai chí dị - gồm 431 truyện, tiêu biểu cho thể loại truyện truyền kì.
2. Văn bản Dế chọi
- Xuất xứ: là một trong những truyện đặc sắc ở tập Liêu Trai chí dị.
- Thể loại: truyện truyền kì.
- Bố cục:
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Diễn biến sự việc và không gian, thời gian
- Diễn biến sự việc:
+ Tục dâng tiến dế cho vua quan khiến dân quê khốn đốn. Thành bị liên lụy vì việc nộp dế nên phải tìm mọi cách để bắt được dế quý.
+ Theo lời cô đồng, Thành tìm được một con dế khỏe nhưng đứa con trai Thành làm dế sổng mất.
+ Đứa con trai sợ quá bỏ đi và chết dưới giếng. Sau đó, Thành lại tìm được con dế lạ và khi cho đem dế chọi với các con dế khác thì nó luôn thắng cuộc.
+ Dế được đem tiến lên trên, quan trên và vua đều rất hài lòng. Nhờ đó, quan được thăng tiến và Thành cũng được ban thưởng.
+ Con Thành hoá dế trở lại làm người, gia đình Thành hưởng bổng lộc, đời đời sung túc.
- Thời gian:
+ Thời gian lịch sử: thời Tuyên Đức.
+ Thời gian truyện kể: quá trình tìm dế.
- Không gian: gắn với sinh hoạt của các nhân vật (làng quê, cung đình).
2. Nhân vật Thành
- Hoàn cảnh:
+ Đã là một đồng sinh nhưng không tiếp tục theo học.
- Tính tình:
+ Hiền lành, chất phác nên bị chèn ép, bị bắt làm chức dịch để sách nhiễu dân làng nộp dế theo lệnh quan trên; làm việc chưa đầy một năm mà gia sản cơ hồ đã kiệt và chỉ muốn tự tử.
=> Thành là người có hiểu biết, chất phác và nghèo khó.
3. Sự tác động của tục dâng dế đến mọi người trong xã hội
- Quan tỉnh lệnh quan huyện nộp dế, quan huyện yêu cầu lí trưởng, lí trưởng ép buộc người dân.
=> Mọi sức nặng đè lên người dân, khiến nhiều người bị đánh đập, khuynh gia bại sản chỉ vì nộp dế.
- Tác động của việc nộp dế với số phận Thành:
+ Điểm tương đồng: trước và sau khi bắt được dế quý, số phận Thành đều bị lệ thuộc vào việc tìm bắt được dế quý.
+ Điểm khác biệt:
4. Yếu tố kì ảo và hiện thực trong văn bản
- Yếu tố kì ảo:
=> Yếu tố kì ảo đã góp phần thể hiện chủ đề: tố cáo tầng lớp quan lại, vua chúa đã vì ý thích quái gở của mình mà làm cho bao người lâm vào cảnh cùng quẫn.
- Yếu tố hiện thực:
+ Trong cung rất chuộng trò chơi chọi dế.
+ Muốn lấy lòng quan trên cho nên các quan cứ theo cấp bậc để truyền lệnh cống nạp khiến người dân phải chịu tất cả những sách nhiễu vì chọi dế.
+ Người dân nghèo tùng, khốn khổ vì tìm bắt dế.
+ Thành đổi đời vì bắt được dế quý dâng quan.
=> Yếu tố hiện thực đã phơi bày bộ mặt xã hội đen tối. Một con dế có thể khiến một gia đình rơi vào thảm kịch nhưng cũng có thể mang vinh hoa phú quý và làm thay đổi cuộc đời con người.
5. Đặc trưng của truyện truyền kì gắn với yếu tố kì ảo
- Sự kiện: cầu cúng cô đồng, cô đồng cho chỉ dẫn để bắt được dế, con trai làm dế chết, dế hoá thân thành con khác, dế bị gà bắt nhưng lại cắn được gà, con trai chết đi nhưng sau đó sống lại.
- Nhân vật kì ảo: cô đồng, con dế lạ.
=> Yếu tố kì ảo là đặc trưng của truyện truyền kì trong văn bản.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Qua câu chuyện bắt dế, tác giả phê phán thói hư tật xấu của bộ máy quản lí nhà nước thời đó.
2. Nghệ thuật
- Yếu tố kì ảo.
- Từ Hán Việt.
- Diễn biến sự việc logic, hấp dẫn.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây