Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
(1) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
(2) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
(3) Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp.
Dấu chấm lửng trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
Dấu chấm phẩy trong câu trên được dùng để làm gì?
Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
(Theo Trường Chinh)
Dấu chấm phẩy trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền gái lịch.
Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
- Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra!
(Phạm Duy Tốn)
Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên được dùng để làm gì?
Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại...
(Đào Vũ)
Dấu chấm lửng có trong câu trên dùng để làm gì?
Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y.
(Nam Cao)
Dấu chấm lửng có trong câu trên dùng để làm gì?
Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
(Thép Mới)
Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy có trong câu trên:
Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.
(Đào Vũ)
Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy có trong câu trên:
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
(Hoài Thanh)
Chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy có trong câu trên:
Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là... đỡ tốn hai xu dầu!
(Nam Cao)
Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng với dụng ý gì?
Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau.
(Tô Hoài)
Dấu chấm phẩy trong câu sau được dùng để làm gì?
- Không... ngô của con... của con gieo... đấy ạ... Con có bao giờ... dám sang vườn bên nhà đâu? Con mà sang thì con Vện... cả con Mực nữa... nó cắn xổ ruột con ra còn gì!
(Nguyên Hồng)
Những dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn trên thể hiện điều gì?
Giơ tay hàng tuốt quân ta
Té ra công sự chỉ là công... toi
(Tú Mỡ)
Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong câu thơ trên?
Tiếng sóng biển dội lại: Oa...oa...oa. Tiếng vọng biển khơi hòa vào những âm thanh như mới được vỡ ra từ chú bé: Ba... ba... ba
(Nguyễn Ngọc Phú)
Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong câu thơ trên?
"Chợt nghe tin nhà...
Ra thế...
Lượm ơi!"
(Tố Hữu)
Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong câu thơ trên?
Điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp vào chỗ trống:
Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột Tháng tám nước lên, tôi đánh giậm úp cá đơm tép Tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ Những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con nhắc lại những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
(Theo Nguyễn Khải)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây