Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Hải Dương năm 2021 - 2022 SVIP
(2 điểm)
a) Giải phương trình: $x^{2}-3 x=4$.
b) Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{aligned}&2 x-5-y=0 \\ &5 x+3 y=18\end{aligned}\right.$
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: $x^{2}-3 x=4 \Leftrightarrow x^{2}-3 x-4=0$
$\Leftrightarrow\left[\begin{aligned} &x=-1 \\ &x=4 \\ \end{aligned}\right.$.
Vậy phương trình có hai nghiệm: $x=-1$ và $x=4$.
b) Hệ phương trình $\left\{\begin{aligned}&2 x-5-y=0 \\ &5 x+3 y=18\end{aligned}\right. \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}&2 x-5=y \, \text { (1) } \\ &5 x+3 y=18 \, \text { (2) }\end{aligned}\right.$
Thế $y$ ở $(\text{1})$ vào $(\text{2})$ ta được: $5 x+3(2 x-5)=18 \Leftrightarrow 11 x=33 \Leftrightarrow x=3$.
Thay ${x}=3$ vào $(\text{1})$ ta được ${y}=1.$
Vậy hệ có nghiệm $(x;y) =(3 ; 1)$.
(2 điểm)
a) Rút gọn biểu thức: $P=\dfrac{2 \sqrt{a}}{\sqrt{a}+3}+\dfrac{\sqrt{a}+1}{\sqrt{a}-3}+\dfrac{3+7 \sqrt{a}}{9-a}$, với $a \geq 0, a \neq 9$.
b) Cho hàm số bậc nhất $y=a x-4$. Xác định hệ số $a$, biết đồ thị hàm số đã cho cắt đường thẳng $({d}): y=-3 x+2$ tại điểm có tung độ bằng $5$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có: $P=\dfrac{2 \sqrt{a}}{\sqrt{a}+3}+\dfrac{\sqrt{a}+1}{\sqrt{a}-3}+\dfrac{-7 \sqrt{a}-3}{(\sqrt{a}-3)(\sqrt{a}+3)}$
$=\dfrac{2 \sqrt{{a}}(\sqrt{{a}}-3)+(\sqrt{{a}}+1)(\sqrt{{a}}+3)-7 \sqrt{{a}}-3}{(\sqrt{{a}}-3)(\sqrt{{a}}+3)}$
$=\dfrac{2 a-6 \sqrt{a}+a+4 \sqrt{a}+3-7 \sqrt{a}-3}{(\sqrt{a}-3)(\sqrt{a}+3)}$
$=\dfrac{3 a-9 \sqrt{a}}{(\sqrt{a}-3)(\sqrt{a}+3)}=\dfrac{3 \sqrt{a}(\sqrt{a}-3)}{(\sqrt{a}-3)(\sqrt{a}+3)}=\dfrac{3 \sqrt{a}}{\sqrt{a}+3}$
Vậy ${P}=\dfrac{3 \sqrt{{a}}}{\sqrt{{a}}+3}$ với ${a} \geq 0, {a} \neq 9$.
b) Hàm số $y=ax-4$ là hàm số bậc nhất và cắt đường thẳng $(d)$ khi:
$a \neq 0$ và $a \neq-3$.
Thay ${y}=5$ vào phương trình đường thẳng $({d})$ ta được:
$5=-3 x+2 \Leftrightarrow x=-1$.
Thay $x=-1$, $y=5$ vào phương trình $y={a} x-4$ ta được:
$5=-a-4 \Leftrightarrow a=-9$ (thỏa mãn).
Vậy $a=-9$ là giá trị cần tìm.
(2 điểm)
a) Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi $24$ m. Nếu tăng chiều dài lên $2$ m và giảm chiều rộng đi $1$ m thì diện tích mảnh đất tăng thêm $1$ m$^{2}$. Tìm độ dài các cạnh của mảnh đất hình chữ nhật ban đầu.
b) Cho phương trình $x^{2}-2(m-1) x+m-3=0$ (với ${m}$ là tham số). Chứng minh rằng phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt $x_{1}$ và $x_{2}$ với mọi $m$. Tìm các giá trị của tham số ${m}$ sao cho $\left|x_{1}-x_{2}\right|=4$.
Hướng dẫn giải:
a) Gọi chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật ban đầu là ${x}$ (m), chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật ban đầu là ${y}$ (m).
Điều kiện: $0<x<12$, $1<{y}<12$.
Ta có phương trình $2(x+y)=24$ (1).
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật ban đầu là: $x . y$ (m$^2$).
Chiều dài khi tăng lên $2$ m là: ${x}+2$ (m), chiều rộng khi giảm đi $1$ m là: ${y}-1$ (m).
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật khi thay đổi là: $({x}+2)({y}-1)$ (m$^2$).
Ta có phương trình: $(x+2)(y-1)-x y=1 \Leftrightarrow-x+2 y=3$ (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: $\left\{\begin{aligned}&2(x+y)=24 \\ &-x+2 y=3\end{aligned} \Leftrightarrow\left\{\begin{aligned}&x=7 \\ &y=5\end{aligned}\right.\right.$ (thỏa mãn).
Vậy mảnh đất hình chữ nhật ban đầu có chiều dài là $7$ (m), chiều rộng là $5$ (m).
b) Ta có: $\Delta'=[-(m-1)]^{2}-1 .(m-3)=m^{2}-3 m+4=\left(m-\dfrac{3}{2}\right)^{2}+\dfrac{7}{4}>0$ với mọi ${m}$ nên phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt $x_{1}$ và $x_{2}$ với mọi $m$.
Theo hệ thức Vi-ét ta có: $x_{1}+x_{2}=2(m-1)$; $x_{1} \cdot x_{2}=m-3$.
Ta có: $\left|x_{1}-x_{2}\right|=4 \Leftrightarrow\left(x_{1}-x_{2}\right)^{2}=16 \Leftrightarrow\left(x_{1}+x_{2}\right)^{2}-4 x_{1} x_{2}=16$.
Từ đó ta được phương trình: $4(m-1)^{2}-4(m-3)=16$
$ \Leftrightarrow 4 m^{2}-12 m=0 \Leftrightarrow\left[\begin{aligned}&m=0 \\ &m=3\end{aligned}(\text{tm})\right.$.
Vậy ${m}=0$, $m=3$ là các giá trị cần tìm.
(3 điểm)
1. Cho tam giác ${ABC}$ có ba góc nhọn nội tiếp trong đường tròn $({O} ; {R})$ và hai đường cao ${AE}$, ${BF}$ cắt nhau tại ${H}$, $(E \in B C, F \in A C)$.
a) Chứng minh rằng bốn điểm ${A}, \, {B}, \, {E}, \, {F}$ cùng nằm trên một đường tròn.
b) Chứng minh rằng: $O C \perp E F$.
2. Cho tam giác ${ABC}$ có $\widehat{B}$, $\widehat{C}$ là các góc nhọn và có diện tích không đổi. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức ${P}=2 B C^{2}+A C^{2}+A B^{2}$.
Hướng dẫn giải:
1a)
Gọi $I$ là trung điểm của ${AB}$, do $A E \perp B C \Rightarrow \widehat{A E B}=90^{\circ} \Rightarrow I A=I E=I B$ (1).
Do $B F \perp A C \Rightarrow \widehat{B F A}=90^{\circ} \Rightarrow I A=I B=I F$ (2).
Từ (1) và (2) suy ra: ${IA}={IB}={IE}={IF}$.
Do đó bốn điểm ${A}, \, {B}, \, {E}, \, F$ cùng nằm trên đường tròn đường kính ${AB}$.
1b) Kẻ tiếp tuyến ${Ct}$ của đường tròn $({O} ; {R})$.
Ta có: $\widehat{B C t}=\widehat{B A C}$ (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung ${BC}$).
Mà $\widehat{B A C}=\widehat{C E F}$ (góc ngoài và góc trong tại đỉnh đối diện của tứ giác nội tiếp $ABEF$).
Dó đó: $\widehat{B Ct} =\widehat{C E F}$, mà hai góc này ở vị trí so le trong nên $C t / / E F$.
Do $O C \perp C t$ suy ra $O C \perp E F$ (đpcm).
2.
Do $\widehat{B}$ và $\widehat{C}$ là góc nhọn nên hình chiếu $H$ của ${A}$ trên ${BC}$ nằm giữa ${B}$ và ${C}$.
Áp dụng định lí Py-ta-go ta có: $A B^{2}=A H^{2}+H B^{2}$; $A C^{2}=A H^{2}+H C^{2}$.
Suy ra $2 B C^{2}+A C^{2}+A B^{2}=2 B C^{2}+2 A H^{2}+H B^{2}+H C^{2}$.
$(H B-H C)^{2} \geq 0 \Rightarrow H C^{2}+H B^{2} \geq 2 H C.{HB} \Rightarrow 2\left(H C^{2}+H B^{2}\right) \geq(H C+{HB})^{2}=B C^{2}$.
Do đó $2 B C^{2}+A C^{2}+A B^{2} \geq \dfrac{5}{2} B C^{2}+2 A H^{2} \geq 2 \sqrt{5}.B C.A H=4 \sqrt{5} .S_{A B C}$
Dấu "=" xảy ra khi ${HB}={HC}$ và $B C=\dfrac{2 \sqrt{5}}{5}.A H$.
Vậy giá trị nhỏ nhất của ${P}=2 B C^{2}+A C^{2}+A B^{2}$ là $4 \sqrt{5}.S_{A B C}$, khi tam giác ${ABC}$ cân tại ${A}$ có chiều cao $A H=\dfrac{\sqrt{5}}{2} B C$.
(1 điểm) Cho các số thực dương ${x}, \, {y}$ thỏa mãn: $\sqrt{y}(y+1)-6 x-9=(2 x+4) \sqrt{2 x+3}-3 y$.
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $M=x y+3 y-4 x^{2}-3$.
Hướng dẫn giải:
Đặt $a=\sqrt{y}>0,$ $b=\sqrt{2 x+3}>0 \Rightarrow y=a^{2},$ $2 x+3=b^{2}$, thay vào giả thiết ta được:
$a\left(a^{2}+1\right)-3 b^{2}=\left(b^{2}+1\right) b-3 a^{2} \Leftrightarrow a^{3}-b^{3}+3\left(a^{2}-b^{2}\right)+(a-b)=0$
$\Leftrightarrow(a-b)\left(a^{2}+a b+b^{2}+3 a+3 b+1\right)=0$.
Suy ra: ${a}={b}$ vì $a^{2}+a b+b^{2}+3 a+3 b+1>0 \Rightarrow \sqrt{y}=\sqrt{2 x+3} \Leftrightarrow y=2 x+3$.
Thay ${y}=2 {x}+3$ vào ${M}$ ta được: $M=x(2 x+3)+3(2 x+3)-3-4 x^{2}=-2 x^{2}+9 x+6$
$M=-2\left(x-\dfrac{9}{4}\right)^{2}+\dfrac{129}{8} \leq \dfrac{129}{8}$.
Vậy ${M}_{\max }=\dfrac{129}{8}$ khi $x=\dfrac{9}{4},$ $y=\dfrac{15}{2}$.