Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Con hổ có nghĩa SVIP
CON HỔ CÓ NGHĨA
_Vũ Trinh_
A. TÌM HIỂU VĂN BẢN
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Vũ Trinh (1759 – 1828), người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).
- Ông sáng tác cả thơ và văn xuôi.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và vị trí:
b. Thể loại: truyện truyền kì.
c. Phương thức biểu đạt chính:
d. Ngôi kể: ngôi thứ ba.
e. Tóm tắt
- Câu chuyện thứ nhất: hổ cái đau đẻ, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều. Bà đỡ cho hổ cái uống thuốc, xoa bóp bụng và giúp hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ và đền ơn bà khối bạc.
- Câu chuyện thứ hai: bác tiều phu ở huyện Lạng Giang đang kiếm củi ở chân núi, thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ đền ơn bác cả khi sống và khi chết.
II. Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Con hổ với bà đỡ Trần, bác tiều phu
Con hổ với bà đỡ Trần | Con hổ với người tiều phu | Nhận xét |
- Hổ cái sắp sinh con, đau đớn, lo lắng. |
Hổ bị hóc xương, đau đớn, bất lực. | Tình huống nguy hiểm, cần sự giúp đỡ. |
- Lúc đầu, bà Trần sợ hãi, không dám động đậy. |
- Lúc đầu, người tiều phu sợ hãi, bèn uống rượu lấy can đảm. |
Hành động dũng cảm, cao đẹp, thể hiện lòng nhân ái, yêu thương loài vật. |
- Hổ đực tặng cho bà một khối bạc (đền ơn bằng vật chất). - Hổ đực dẫn bã đỡ ra khỏi rừng (bảo vệ an toàn cho bà). - Hổ đực quỳ xuống, hướng về phía bà (thái độ biết ơn). - Hổ đực quẫy đuôi tiễn biệt (lưu luyến, trân trọng). |
- Hổ nhìn khuôn mặt bác tiều phu (ghi nhớ khuôn mặt ân nhân). - Hổ mang hươu đến và gầm dữ dội (tặng quà và gửi lời tri ân). - Hổ đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài (thăm viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa). |
Hổ có tình nghĩa, cảm kích và luôn biết ơn người đã giúp đỡ mình. |
- Biết tri ân, ghi nhớ, đền đáp những người đã giúp đỡ mình những lúc hoạn nạn, khó khăn.
- Biết giúp đỡ, hỗ trợ người khác.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản có hai câu chuyện nói về lòng biết ơn của con hổ đối với những người đã giúp đỡ nó vượt qua khó khăn, nguy hiểm. Qua đó, văn bản răn dạy con người về đạo lí sống đề cao sự biết ơn.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng biện pháp nhân hóa, xây dựng hình ảnh nhân vật gần gũi.
- Tình huống truyện hấp dẫn, kịch tính.
- Lối kể chuyện dễ tiếp nhận, thu hút.
B. TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI Ở SÁCH GIÁO KHOA
Câu 1 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?
- Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái.
- Bác tiều phu giúp con hổ trán trắng lấy khúc xương bò mắc ngang họng ra.
=> Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ rất tận tình, bằng cả tấm lòng.
Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?
Hổ tri ân bà đỡ Trần | Hổ tri ân bác tiều phu |
Con hổ được bà đỡ Trần giúp: vừa quỳ vừa nhìn bà (thể hiện thái độ biết ơn) – tặng khối bạc (tạ ơn bằng vật chất) – dẫn ra khỏi rừng (bảo vệ an toàn cho ân nhân) – quẫy đuôi tiễn biệt – bà đỡ đi khá xa mới gầm lớn rồi rời đi (vừa quan sát để đảm bảo sự an toàn của ân nhân, vừa thể hiện tình cảm lưu luyến, trân trọng). | Con hổ được bác tiều giúp: nhìn khuôn mặt bác tiều (để ghi nhớ khuôn mặt ân nhân) – mang hươu đến và gầm dữ dội (tặng quà và gửi lời tri ân) – đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài, gầm gào (đến viếng, thể hiện lòng thương mến, xót xa đối với ân nhân đã khuất) – ngày giỗ lại nhớ mang các con thú đến để ở ngoài cửa trong mấy chục năm liền (tình cảm vững bền, khắc cốt ghi tâm ơn nghĩa của ân nhân với mình). |
Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?
- Con hổ thứ nhất “gầm lớn”: một lời chào đến ân nhân từ khoảng cách rất xa.
- Con hổ thứ hai “gầm gừ, gào lớn”: lúc đầu âm thanh nhỏ như lời tâm sự, sau gào lớn như thể hiện nỗi đau thương khi ân nhân đã mất.
Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?
- Văn bản đã để cao lối sống ân nghĩa thủy chung của con người thông qua hình tượng chú hổ.
- Hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn, hổ được chọn làm nhân vật đã khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc hơn.
Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?
- Điểm tương đồng của hai câu chuyện:
+ Có nhân vật con hổ đang trong tình huống khó khăn, cần sự giúp đỡ.
+ Sau khi được giúp đỡ, con hổ cũng biết đền ơn đáp nghĩa rất chân thành.
è Bài học chung của hai câu chuyện: phải biết tri ân, biết đền đáp những người giúp đỡ mình, làm những điều tốt đẹp cho mình.
- Nếu bớt đi một câu chuyện:
+ Văn bản sẽ mất đi khả năng nhấn mạnh bài học đạo lí làm người.
+ Văn bản sẽ khiến câu chuyện Con hổ có nghĩa là câu chuyện cá biệt. Điều đó ảnh hưởng tới nhận thức đạo lí làm người ai cũng cần có – nhận ơn thì phải trả ơn.
Câu 6 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2) Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.
- Học sinh tự suy nghĩ trả lời câu hỏi theo quan điểm cá nhân.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây