Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn bản Cõi lá (Phần 1) SVIP
Cõi lá
(Phần 1)
Đỗ Phấn
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Đỗ Phấn
- Năm sinh: 1956.
- Quê quán: Hà Nội.
- Ông viết văn từ thời còn phổ thông, lớn lên theo học hội họa và thành danh từ hội họa.
- Ông đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 4 truyện ngắn, 12 tản văn.
- Hà Nội là một đề tài lớn trong sáng tác của Đỗ Phấn.
2. Tác phẩm
- Thể loại: Tản văn.
- Hoàn cảnh sáng tác: 3/2008.
- In trong:
- Bố cục:
=> Bố cục văn bản Cõi lá đã thể hiện rõ đặc điểm bố cục của thể loại tản văn: Không theo mạch tự sự, không có sự liên kết chặt chẽ và logic trong bố cục (về không gian, thời gian, quan hệ nhân quả,...) mà ngẫu hứng, tự do theo mạch liên tưởng của cảm xúc.
II. Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
1. Nhan đề "Cõi lá"
- "Cõi lá" là vùng đất của lá, xứ sở của lá.
=> Vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa.
- Lá cây bồ đề như khoảng trời trong veo, ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng; lá của những cây sấu cổ thụ, lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói, lá xà cừ xanh chen lẫn vàng,... tất cả làm nên những nét đặc trưng, quyến rũ của cảnh sắc Hà Nội.
- "Cõi lá" là "cõi người", "cõi nhân sinh".
=> Gắn với cây lá giao mùa là hình ảnh người Hà Nội trong cuộc sống thường nhật của mình.
- Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá; lá tình yêu của người Hà Nội: "Những người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua quãng phố đông mà chật chội [...] này chỉ để ngắm nhìn chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng; là "cõi nhớ" của người Hà Nội, khi xa Hà Nội, nhớ về Hà Nội là nhớ về những mùa lá rụng vàng rượi trên hồ Hoàn Kiếm;... là nguồn nhựa sống của người Hà Nội, đi trong "cõi lá" thấy mình như trẻ lại.
+ "Cõi lá" là "cõi nhớ".
=> Cây lá mùa thu gợi đến nỗi nhớ quê hương, Tổ quốc của những người con xa xứ.
- Nhận xét: Cây, lá và con người có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tương trợ lẫn nhau:
+ Cây lá làm nên vẻ đẹp để con người thưởng thức, cho con người phút giây thư giãn, nghỉ ngơi, cho con người phút giây suy ngẫm miên man để thấy mình "trẻ lại", gọi thức nỗi nhớ quê hương xứ sở với những người con xa quê.
+ Con người yêu quý cây lá, nhớ nhung cây lá, làm cây lá dường như "có hồn", chăm sóc, tỉa tót cây lá trong mùa mưa bão.
2. Sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong văn bản
- Yếu tố tự sự:
- Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng?
- Mùa nào cũng hỏi vậy.
- Cứ trả lời bừa rằng đang ngổn ngang vàng rượi sắc lá ven hồ.
- Yếu tố trữ tình:
- Nghệ thuật: Điệp từ + liệt kê (Lá của những cây sấu cổ thụ, lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói, cây cơm nguội vàng và cây bàng lá đỏ...).
=> Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình đã cho người đọc hình dung rõ ràng về sự việc, hiện tượng được miêu tả (mối quan hệ giữa người và lá), đồng thời cho thấy được suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.
- Yếu tố miêu tả:
+ Miêu tả thiên nhiên:
- Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu.
- Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch.
- ...sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng.
+ Miêu tả con người:
- Miên man trong cõi lá mùa xuân thành phố, gương mặt ai ai cũng như có phần trẻ lại.
=> Kết hợp miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người khiến bức tranh thiên nhiên sống động, có hồn. Thiên nhiên trở nên gần gũi với con người, hòa quyện với con người.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây