Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Phần 1) SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Dữ là một danh sĩ thời Lê sơ, sống vào khoảng thế kỉ 16.
- Quê: Thanh Miện, Hải Dương.
- Ông là con trai của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu.
- Thuở nhỏ, Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng văn chương nối nhiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền, nhưng được một năm, Nguyễn Dữ bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ già mà xin cáo quan về ở ẩn trong núi rừng Thanh Hóa.
- Bối cảnh thời đại thế kỉ 16:
- Tương truyền, ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và là bạn học của Phùng Khắc Khoan. Tuy nhiên những mối quan hệ này phần lớn là do dân gian lưu truyền trong nhiều thế kỉ nhưng thiếu đi những chứng tích lịch sử nên hiện đang gặp phải sự bác bỏ của nhiều nhà nghiên cứu văn học sử.
- Trong cuốn Danh nhân văn hóa trong lịch sử, Nguyễn Dữ được nhận xét: trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người. Qua đó, có thể kết luận rằng Nguyễn Dữ là một nhà văn giàu lòng nhân đạo và tình yêu thương dành cho con người. Đồng thời trong ông cũng luôn đau đáu một nền chính trị công bằng và giàu lòng nhân của đất nước.
2. Tác phẩm
a. Truyện truyền kì:
b. Truyền kì mạn lục:
- Sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ là Truyền kì mạn lục - một tác phẩm ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền.
- Tác phẩm bao gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca. Cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm với tác giả.
- Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời tựa; được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính; được Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm và được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân đánh giá là một "áng thiên cổ kỳ bút".
c. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:
* Cốt truyện:
- Sự kiện 1: Tử Văn thấy sự gian tà, không chịu được nên đốt ngôi đền của tên bách hộ họ Thôi.
- Sự kiện 2: Tử Văn bị bệnh, bị viên bách hộ họ Thôi đe dọa và được thổ công mách nước.
- Sự kiện 3: Tử Văn bị bắt xuống Minh Ti, mạnh mẽ đấu tranh, tố cáo sự giả dối, ác độc của viên bách hộ họ Thôi; đòi lại công bằng cho chính mình và thổ công.
- Sự kiện 4: Tử Văn được mời làm chức phán sự ở đền Tản Viên.
=> Trình tự cốt truyện được tổ chức theo trình tự thời gian tuyến tính, các sự kiện có mối quan hệ nhân quả với nhau.
* Đề tài, chủ đề:
* Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "...không cần gì cả.": Giới thiệu về Ngô Tử Văn và hành động Tử Văn đốt đền.
- Đoạn 2: Từ "Đốt đền xong..." đến "...khó lòng thoát nạn.": Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn với viên bách hộ họ Thôi và thổ công.
- Đoạn 3: Từ "Tử Văn vâng lời..." đến "... tan tành ra như cám vậy": Cuộc đối chất ở Minh Ti.
- Đoạn 4: Còn lại: Tử Văn chiến thắng cái ác và được mời nhậm chức phán sự đền Tản Viên.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Sơ lược về nhân vật:
- Tên họ: Ngô Tử Văn, tên là Soạn.
- Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
- Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự giàn tà không chịu được.
b. Hành động đốt đền, đòi công đạo:
* Nguyên nhân đốt đền:
* Diễn biến quá trình đốt đền, đòi công đạo:
- Trước khi đốt đền: tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới châm lửa đốt đền. => Hành động, thái độ nghiêm túc, tôn kính trời đất.
- Sau khi đốt đền:
+ Trước sự lo sợ của mọi người, Tử Văn vẫn điềm nhiên, vung tay không cần gì. => Thái độ dứt khoát, chấp nhận hậu quả do chính mình gây ra.
+ Bị tên bách hộ họ Thôi đe dọa, bắt Tử Văn xây lại đền nếu không sẽ gặp tai họa. Tử Văn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng. => Thái độ điềm nhiêm, không e sợ cường quyền hay lời đe đọa của yêu quái.
+ Trước câu chuyện của thổ công, Tử Văn không e sợ, mà quyết đi đến cùng để đòi lại công đạo cho người bị hại và giúp bản thân tránh khỏi hàm oan. => Thái độ bản lĩnh, không khiếp sợ trước gian tà, dẫu cái ác đang lớn mạnh, lây lan.
+ Lúc bị bắt xuống Minh Ti, Tử Văn vẫn cương trực, mạnh mẽ, nhất quyết không chịu nhận tội; thẳng thắn đối chất với kẻ gian; đòi lại công đạo cho chính mình và người bị hại.
* Kết quả của quá trình:
- Tử Văn giành chiến thắng, được sống lại và được mời nhậm chức phán sự đền Tản Viên.
- Kẻ gian bị trừng trị: ngôi mộ của tên tướng giặc bị bật tung lên, hài cốt tan tành như cám.
- Thổ công được quay trở lại miếu.
c. Nhận xét về hành động:
- Nhân vật Ngô Tử Văn được khắc họa là một kẻ sĩ cương trực, yêu chính nghĩa, bản lĩnh, kiên cường.
- Hành động đốt đền và mạnh mẽ đòi công đạo của chàng có ý nghĩa:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây