Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chủ đề chung 1. Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (phần 2) SVIP
3. Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long
Sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất có nhiều sông ngòi, từ rất sớm, tổ tiên của những tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam đã biết khai thác nguồn lợi từ sông nước, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các sông lớn.
a. Đối với sông Hồng
* Vai trò
Mạng lưới thuộc hệ thống sông Hồng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của người Việt cổ ở miền Bắc.
- Là nơi cung cấp nguồn thức ăn, là đường giao thông liên kết giữa các vùng.
- Hình ảnh về cuộc sống sông nước, cũng như dựa vào khai thác các sản phẩm tự nhiên từ sông nước được in đậm trên các di vật, hoặc vẫn được lưu giữ trong các tầng văn hoá khảo cổ học.
* Quá trình hình thành và phát triển
Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, công việc quan trọng hàng đầu là điều tiết và chế ngự nguồn nước.
- Từ xa xưa, để khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng, người Việt đã sớm biết tạo nên những hệ thống kênh (sông đào) dẫn nước vào ruộng, hoặc tiêu nước, phân lũ về mùa mưa; đồng thời cũng sớm phải tổ chức đắp đê, trị thuỷ để phát triển sản xuất và bảo vệ cuộc sống.
- Từ thế kỉ XI, dưới thời Lý, Nhà nước Đại Việt đã cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn. Tới thời Trần, triều đình đã cho gia cố cho các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển (đê quai vạc) và đặt ra chức quan Hà đê sứ chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đê điều,...
- Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bãi bồi vùng cửa sông. Công việc này được đẩy mạnh vào thời Nguyễn ở các vùng ven biển Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình, gắn liền với tên tuổi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ.
b. Đối với sông Cửu Long
- Với vùng đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn, vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn và trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước thời Vương quốc Phù Nam. Trên nền tảng kinh tế nông nghiệp phát triển, một nền văn minh rực rỡ gắn với các di tích thuộc văn hoá Óc Eo, Vương quốc Phù Nam đã để lại ấn tượng đặc sắc trong lịch sử Đông Nam Á từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ VII.
- Nếu quá trình khai khẩn châu thổ sông Hồng ở miền Bắc gắn liền với việc đắp đê trị thuỷ, thì việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long lại là quá trình thích ứng với tự nhiên.
- Từ khoảng thế kỉ XVII, quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh với nhiều dòng kênh lớn được đào và đưa vào khai thác. Các cộng đồng cư dân đến từ phía Bắc, cùng với những nhóm cư dân có mặt từ trước đã sát cánh bên nhau khai phá trên quy mô lớn, phát triển vùng đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước.
- Cuộc sống trên sông nước, gắn với sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước. Chợ nổi, nhà nổi,... là những cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
- Do tác động lớn của môi trường sông nước mà "nước" thành quan niệm của người Việt về Tổ quốc từ xưa đến nay.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây