Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
CÂU HỎI ÔN TẬP – SINH HỌC 6 – CHƯƠNG III: THÂN
Câu 1: Cấu tạo ngoài của thân
* Vị trí, hình dạng:
-Vị trí thân: Thường trên mặt đất
- Hình dạng: Thường có hình trụ
*Cấu tạo ngoài: Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa.
* Phân biệt cành, chồi ngọn và chồi nách (chồi lá, chồi hoa) dựa vào:
Vị trí:
Đặc điểm:
Chức năng:
Dựa vào: Cách mọc của thân. Có những loai thân sau:
-Thân đứng:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành. Ví dụ: cây đa, cây mít, cây cà phê …
+ Thân cột: cứng, cao, không cành. Ví dụ: cây dừa, cây cau, cây cọ …
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. Ví dụ: cây lúa, cây ngô, cây sả …
-Thân leo: Leo bằng nhiều cách:
+ Leo bằng thân quấn. Ví dụ: mùng tơi, đậu leo
+ Leo bằng tua cuốn. Ví dụ: đậu Hà Lan, mướp hương
-Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất. Ví dụ: khoai lang, rau má, thài lài …
Câu 3: Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng ở một số loài)
- Bộ phận làm cho thân dài ra:
+ Phần ngọn
+ Phần ngọn và lóng
- Tại sao phần ngọn lại làm cho thân dài ra? Do sự phân chia của mô phân sinh.
- Ứng dụng thực tế: Để tăng năng suất cây trồng, tuỳ từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp.
+Bấm ngọn những loại cây lấy thân, lá, quả, hạt. Ví dụ mồng tơi, bông, cà
+Tỉa cành đối với những cây lấy gỗ, sợi. Ví dụ: cây đay, bạch đàn
Câu 4: Vẽ sơ đồ cấu tạo và nêu chức năng từng phần của thân non
- Sơ đồ cấu tạo thân non
Các bộ phận của thân non |
Cấu tạo từng bộ phận. |
Chức năng chính từng bộ phân. |
Vỏ - Biểu bì -Thịt vỏ |
-Biểu bì: Gồm 1 lớp tế bào trong suốt, xết sát nhau. |
Bảo vệ các bộ phận bên trong |
-Gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn |
||
-Một lớp tế bào chứa diệp dục |
Có khả năng quang hợp |
|
Trụ giữa -Các bó mạch -Ruột |
-Mạch rây: Gồm những tế bào sống có vách mỏng. |
Chuyển chất hữu cơ nuôi cây. |
-Mạch gỗ: Gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào. |
Chuyển nước & muối khoáng. |
|
-Ruột: Gồm những tế bào có vách mỏng. |
Chứa chất dự trữ. |
- So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ.
* Giống nhau:
-Đều có cấu tạo bằng tế bào.
-Gồm các bộ phận tương tự: vỏ ( biểu bì, thịt vỏ) . Trụ giữa ( các bó mạch, ruột).
* Khác nhau:
Miền hút (rễ) |
Thân non |
Biểu bì có lông hút |
Biểu bì không có lông hút |
Thịt vỏ không có lục lạp |
Thịt vỏ có lục lạp |
Mạch gỗ, mạch rây xếp xen kẽ nhau |
Mạch rây nằm ngoài, mạch gỗ nằm trong |
Câu 5: Thân to ra do đâu? Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (vị trí và chức năng).
- Bộ phận làm cho thân to ra: tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Phân biệt tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ dựa vào: (Vị trí, Chức năng)
*Tầng sinh vỏ: Nằm trong lớp thịt vở. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp thịt vở, phía trong một lớp thịt vở.
*Tầng sinh trụ: Nằm giữa mạch dây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch dây, phía trong một lớp mạch gỗ.
Câu 6: Trình bày thí nghiệm mô tả chứng minh về sự dài ra của thân?
- Chuẩn bị thí nghiệm: Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất.
-Tiến hành thí nghiệm: Chọn 6 cây đậu bằng nhau: ngắt ngọn 3 cây, 3 cây không ngắt ngọn. Sau 3 ngày đo chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn.
- Kết quả: Cây ngắt ngọn cao trung bình 5 cm, cây không ngắt ngọn cao trung bình 10 cm.
- Giải thích Kết quả thí nghiệm: Cây ngắt đã cắt bỏ phần mô phân sinh ngọn nên cây không cao thêm được chỉ 5 cm, còn cây không cắt ngọn có mô phân sinh ngọn phát triển là cho thân non dài ra và cây cao 12 cm.
- Kết luận. Từ thí nghiệm trên cho ta thấy thân cây dài da là do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Câu 7: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng?
- Chuẩn bị thí nghiệm: 1 cốc thủy tinh đựng nước có pha màu đỏ, dao con, kính lúp, 1 cành hoa hồng trắng.
- Tiến hành thí nghiệm: Cắm cành hoa vào bình nước màu để ra chỗ thoáng một thời gian.
- Kết quả: Sau một thời gian, cánh hoa hồng trắng chuyển thành màu đỏ, cắt ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát thấy bó mạch gỗ bị nhuộm màu đỏ.
- Giải thích Kết quả thí nghiệm: Cánh hoa hồng trắng chuyển thành màu đỏ do nước mầu đỏ ở cốc đã đi lên cánh hoa, còn khi cắt ngang cành hoc dùng kích lúp quan sát thấy bó mạch gỗ mầu đỏ chứng tỏ bó mạch gỗ làm nhiệm vụ vận chuyển nước mầu ở cốc lên cánh hoa.
- Kết luận. Từ thí nghiệm trên chứng tỏ nước và muối khóang được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây