Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Cảnh khuya SVIP
CẢNH KHUYA
_Hồ Chí Minh_
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969), quê ở Nghệ An.
- Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài mà còn là nhà thơ, nhà văn hoá lớn của dân tộc.
- Năm 1990, UNESCO đã vinh danh và tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Cảnh khuya là bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ở chiến khu Việt Bắc vào cuối năm 1947, khi quân Pháp ồ ạt tấn công lên đây nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến của Đảng và Chính phủ. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thất bại âm mưu của địch.
- Thể loại:
- Bố cục:
- Chủ đề: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hai câu thơ đầu
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
- Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya được miêu tả thông qua những sự vật: suối, hoa, cổ thụ, trăng.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh: Tiếng suối nhấn mạnh cảnh khuya tĩnh lặng, thanh bình.
- Câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” tả cảnh ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào bóng các bông hoa. Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa.
=> Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên vào một đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc. Trong sự yên lặng của núi rừng, tiếng suối chảy róc rách trong đêm khuya nghe như tiếng hát từ xa vẳng lại. Hình ảnh trăng lồng cổ thụ thật đẹp bởi ánh trăng thấp thoáng đan xen, hoà nhập trong tán cây đung đưa trước gió ngàn,… Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thật thơ mộng và đẹp đẽ.
2. Hai câu thơ cuối
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Trước cảnh thiên nhiên đẹp như tranh ấy, Bác đã thức để ngắm trăng, ngắm cảnh.
--> Say mê, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên, cảnh rừng Việt Bắc.
- Bác chưa ngủ vì hai lí do:
+ Say mê trước cảnh đẹp của thiên nhiên, cảnh rừng Việt Bắc.
+ Lo lắng việc quân, lo cho dân, vận mệnh của đất nước còn bao nỗi gian lao.
--> Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.
- Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thao thức của một vị lãnh tụ vĩ đại lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
=> Hai câu thơ cuối bộc lộ vẻ đẹp về chiều sâu tâm trạng của tác giả: đó là niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng này là sự thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong con người lãnh tụ Hồ Chí Minh.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Hình ảnh thơ đẹp, bình dị, gần gũi.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ,…
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây