Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật SVIP
I. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
1. Di truyền
Hệ gene quy định đặc điểm sinh học đặc trưng cho loài (kích thước, tuổi thọ, khả năng kháng bệnh,...). Ví dụ: lợn Đại Bạch trưởng thành có thể đạt khối lượng lên tới 200 kg trong khi lợn Ỉ chỉ khoảng 50 kg.
Hệ gene quy định hiệu quả chuyển đổi thức ăn; tốc độ, giới hạn và thời gian sinh trưởng, phát triển. Ví dụ: ở gia súc, gene Booroola có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và chất lượng thịt.
Cơ chế điều khiển của hệ gene gồm nhiều bước, được điều chỉnh bởi các yếu tố phiên mã đặc hiệu.
2. Giới tính
Ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng, phát triển giữa giới đực và giới cái không giống nhau do có sự khác biệt về hormone. Ví dụ: ở người, trong giai đoạn dậy thì, do ảnh hưởng của hormone sinh dục nên chiều cao của nam tăng nhiều hơn so với chiều cao của nữ.
Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng, phát triển cũng như thành phần các loại mô giữa giới đực và giới cái dẫn đến sự khác nhau về kích thước. Ví dụ: ở giai đoạn trưởng thành, gà Mía có cân nặng 3,5 - 4 kg đối với gà trống; 2,5 - 3 kg đối với gà mái; gà mái có tỉ lệ mỡ cao hơn so với gà trống.
3. Hormone
Ở động vật không xương sống: juvenile và ecdysteroid.
- Juvenile: ở nồng độ cao, kích thích lột xác, ức chế biến thái. Khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu sẽ hóa nhộng.
- Ecdysteroid: gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hóa bướm.
Ở động vật có xương sống: GH, thyroxine, testosterone, estrogen.
- GH: kích thích phân chia tế bào, kích thích tổng hợp protein làm tăng kích thước tế bào, kích thích phát triển xương.
- Thyroxine: kích thích quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của hệ thần kinh.
- Testosterone: kích thích sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam ở giai đoạn dậy thì.
- Estrogen: kích thích sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nữ ở giai đoạn dậy thì.
II. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
1. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.
Ví dụ: ở người, thiếu protein, calcium và vitamin D gây còi xương, chậm lớn ở trẻ em.
2. Điều kiện môi trường
Điều kiện sống của động vật bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, hàm lượng O2,... ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở động vật.
Ví dụ: ở người, trẻ em được tắm nắng đúng cách giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa calcium.
3. Tác nhân gây bệnh
Những tác nhân có hại trong không khí hoặc thức ăn như virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng,... gây bệnh cho động vật dẫn đến kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển, thậm chí gây tử vong hàng loạt.
Ví dụ: ở gia cầm, virus Newcastle gây bệnh gà rù. Gà bị bệnh có triệu chứng giảm ăn, tiêu chảy, thở gấp, co giật, tỉ lệ chết 100%.
III. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn
Tác động đến nhân tố bên trong
- Di truyền: chọn lọc và cải tạo giống (ở vật nuôi), tư vấn di truyền thai kì (ở người).
- Giới tính: chọn lọc giới tính vật nuôi (ở vật nuôi), thực hiện bình đẳng giới (ở người).
- Hormone: sử dụng một số loại hormone giúp kích thích sinh trưởng (ở vật nuôi), sử dụng liệu pháp hormone trong điều trị một số bệnh (ở người).
Tác động đến nhân tố bên ngoài
- Dinh dưỡng: sử dụng thức ăn phù hợp, bổ sung thêm vitamin, enzyme tiêu hóa đúng cách (ở vật nuôi); thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng (ở người).
- Điều kiện môi trường: kiểm soát điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của chuồng trại (ở vật nuôi); nâng cao đời sống vật chất, ổn định quy mô dân số (ở người).
- Tác nhân gây bệnh: vệ sinh chuồng trại, tiêm vaccine (ở vật nuôi); bảo vệ môi trường, tiêm vaccine, luyện tập thể dục, thể thao đều đặn (ở người).
Nhiều công nghệ hiện đại đã và đang được áp dụng trong chăn nuôi: sử dụng nanobiotic - Ag giúp kích thích hoạt động chuyển hóa tế bào; hệ thống chiếu sáng, làm mát chuồng trại có cảm biến tự động; gắn chíp điện tử để theo dõi sức khỏe của con vật.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh, vaccine, hormone cần thực hiện đúng loại, liều lượng, thời điểm, thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch vật nuôi thương phẩm theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.
1. Các nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động phối hợp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
2. Hormone ecdysteroid và juvenile điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống. Hormone GH, thyroxine, testosterone, estrogen điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống.
3. Nhằm điều khiển tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, con người sử dụng một số biện pháp như chọn lọc và cải tạo giống; điều khiển bằng hormone; sử dụng các loại thức ăn thích hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
4. Có nhiều biện pháp giúp quá trình sinh trưởng và phát triển của con người diễn ra thuận lợi, nâng cao chất lượng cuộc sống như chế độ dinh dưỡng cân bằng, luyện tập thể dục, thể thao, tư vấn di truyền thai kì, bảo vệ môi trường.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây