Bài học cùng chủ đề
- Bất đẳng thức
- Tìm GTLN, GTNN của một biểu thức
- Bất đẳng thức Cô-si (phần 1)
- Bất đằng thức Cô-si (phần 2)
- Bất đẳng thức Bunhiacopxki
- Các bài toán bất đẳng thức khác
- Chứng minh các bất đẳng thức sử dụng các bất đẳng thức cơ bản
- GTLN, GTNN
- Bất đẳng thức trong các đề thi vào 10
- Các bài toán tìm GTLN, GTNN trong các đề thi vào 10 các tỉnh thành
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chứng minh các bất đẳng thức sử dụng các bất đẳng thức cơ bản SVIP
Cho ba số \(x,y,z\) thỏa mãn điều kiện \(z\ge y\ge x\ge0\). Chứng minh rẳng
\(x\left(x-y\right)\left(x-z\right)+y\left(y-z\right)\left(y-x\right)+z\left(z-x\right)\left(z-y\right)\ge0\)
Hướng dẫn giải:
- Từ giả thiết \(z\ge y\ge x\ge0\) suy ra \(x\left(x-y\right)\left(x-z\right)\ge0\) (1).
- Hai số hạng còn lại của vế trái bất đẳng thức cần chứng minh có nhân tử chung \(z-y\ge0\) (2) và ta có
\(y\left(y-z\right)\left(y-x\right)+z\left(z-x\right)\left(z-y\right)=\left(z-y\right)\left\{z\left(z-x\right)-y\left(y-x\right)\right\}\) (3)
Mà \(z\ge y\ge x\ge0\) nên \(z\ge y\ge0\) và \(z-x\ge y-x\ge0\), từ đó
\(z\left(z-x\right)\ge y\left(y-x\right)\)nên \(\left\{z\left(z-x\right)-y\left(y-x\right)\right\}\ge0\) (4)
- Từ (2) và (4) suy ra \(\left(z-y\right)\left\{z\left(z-x\right)-y\left(y-x\right)\right\}\ge0\), kết hợp với (3) suy ra
\(y\left(y-z\right)\left(y-x\right)+z\left(z-x\right)\left(z-y\right)\ge0\) (5).
Từ (1) và (5) suy ra đpcm.
Cho a, b là hai số thực tùy ý. Chứng minh rằng:
1) \(a^2-ab+b^2\ge0\). Dấu đẳng thức xảy ra khi nào?
2) \(a^2-ab+b^2\ge\frac{1}{4}\left(a+b\right)^2\). Khi nào xảy ra đẳng thức?
Hướng dẫn giải:
1) Có \(a^2-ab+b^2=\frac{1}{4}\left(4a^2-4ab+4b^2\right)=\frac{1}{4}\left(2a-b\right)^2+\frac{3}{4}b^2\ge0\)..
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}b=0\\2a-b=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow a=b=0\) .
2) Có \(a^2-ab+b^2=\frac{1}{4}\left(4a^2-4ab+4b^2\right)=\frac{1}{4}\left(a+b\right)^2+\frac{3}{4}\left(a-b\right)^2\)\(\ge\frac{1}{4}\left(a+b\right)^2\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\).
Cho a, b, c là ba số dương thay đổi luôn có tổng bằng 3. Chứng minh rằng
\(\sqrt{a^2-ab+b^2}+\sqrt{b^2-bc+c^2}+\sqrt{c^2-ca+a^2}\ge3\).
Hướng dẫn giải:
-Ta có
\(\sqrt{a^2-ab+b^2}=\sqrt{\frac{1}{4}\left(a+b\right)^2+\frac{3}{4}\left(a-b\right)^2}\ge\frac{1}{2}\left(a+b\right)\).
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b\).
Trương tự \(\sqrt{b^2-bc+c^2}\ge\frac{1}{2}\left(b+c\right)\) và \(\sqrt{c^2-ca+ca}\ge\frac{1}{2}\left(c+a\right)\) . Từ đó
\(\sqrt{a^2-ab+b^2}+\sqrt{b^2-bc+c^2}+\sqrt{c^2-ca+a^2}\ge\) \(\frac{1}{2}\left(a+b+b+c+c+a\right)\)
\(=\left(a+b+c\right)=3\)
Vậy \(\sqrt{a^2-ab+b^2}+\sqrt{b^2-bc+c^2}+\sqrt{c^2-ca+a^2}\ge3\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
\(a=b=c=\frac{a+b+c}{3}=1\)
Cho \(x,y\) là hai số thực tùy ý. Chứng minh rằng \(x^2+y^2+xy-3x-3y+3\ge0\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(x^2+y^2+xy-3x-3y+3=\left(x-1\right)^2+\left(y-1\right)^2+xy+1-x-y\)
\(=\left(x-1\right)^2+\left(y-1\right)^2+\left(x-1\right)\left(y-1\right)\)\(\ge0\)
(do \(a^2+ab+b^2=\frac{1}{4}\left(4a^2+4ab+4b^2\right)=\frac{1}{4}\left(2a+b\right)^2+\frac{3}{4}b^2\ge0\) )
Cho ba số dương \(a,b,c\) thỏa mãn điều kiện \(a+b+c+ab+bc+ca=6abc\) . Chứng minh rằng
\(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\ge3\).
Hướng dẫn giải:
- Giả thiết đã cho tương đương với \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}+\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}=6\). (1)
- Ta có \(\left(\frac{1}{a}-1\right)^2\ge0\Leftrightarrow\frac{1}{a^2}+1\ge\frac{2}{a}\), nên \(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\ge2\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)-3\) (2)
- Lại có \(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}\ge\frac{2}{ab}\) nên \(2\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)\ge2\left(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\right)\) (3)
- Cộng (2) và (3) theo vế và sử dụng (1) ta có
\(3\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)\ge2\left(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)-3\) \(=2.6-3=9\)
Suy ra \(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\ge3\)
Cho \(0\le a,b,c\le2\) và \(a+b+c=3\). Chứng minh rằng \(a^2+b^2+c^2\le5\).
Hướng dẫn giải:
- Từ giả thiết suy ra \(2-a\ge0,2-b\ge0,2-c\ge0\) , suy ra \(\left(2-a\right)\left(2-b\right)\left(2-c\right)\ge0\)
\(\Leftrightarrow8-4\left(a+b+c\right)+2\left(ab+bc+ca\right)-abc\ge0\) (1)
- Mà \(a+b+c=3\)nên (1) tương đương với \(2\left(ab+bc+ca\right)\ge4+abc\)
hay \(\left(a+b+c\right)^2-\left(a^2+b^2+c^2\right)\ge4+abc\) \(\Leftrightarrow3^2-\left(a^2+b^2+c^2\right)\ge4+abc\).
Từ đó \(a^2+b^2+c^2\le5-abc\le5\)
Do đó \(a^2+b^2+c^2\le5\). Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi trong ba số a, b, c có một số bằng 2, một số bằng 1, một số bằng 0.
Cho \(a,b,c\) là ba số dương có tích bằng 1. Chứng minh rằng
\(\frac{ab}{a^5+b^5+ab}+\frac{bc}{b^5+c^5+bc}+\frac{ca}{c^5+a^5+ca}\le1\).
Hướng dẫn giải:
- Có \(\left(a^3-b^3\right)\left(a^2-b^2\right)=\left(a-b\right)^2\left(a^2+ab+b^2\right)\left(a+b\right)\ge0\). Do đó
\(a^5+b^5\ge a^2b^2\left(a+b\right)>0\)
Từ đó \(a^5+b^5+ab\ge a^2b^2\left(a+b\right)+ab\). Vì vậy
\(\frac{ab}{a^5+b^5+ab}\le\frac{ab}{a^2b^2\left(a+b\right)+ab}.\frac{c^2}{c^2}\)\(=\frac{abc^2}{a^2b^2c^2\left(a+b\right)+abc^2}=\frac{c}{\left(a+b\right)+c}\)(do giả thiết \(abc=1\)).
Như vậy \(\frac{ab}{a^5+b^5+ab}+\frac{bc}{b^5+c^5+bc}+\frac{ca}{c^5+a^5+ca}\le\frac{a+b+c}{a+b+c}=1\).
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c=1\)
Cho \(x,y\)là hai số thực lớn hơn \(\sqrt{2}\). Chứng minh rằng \(x^4-x^3y+x^2y^2-xy^3+y^4>x^2+y^2\).
Hướng dẫn giải:
Nhân hai vế bất đẳng thức cần chứng minh với \(x+y\) ta được bất đẳng thức tương đương là
\(x^5+y^5>\left(x^2+y^2\right)\left(x+y\right)\) (1)
Từ giả thiết \(x>\sqrt{2}\)suy ra \(x^2>2\Rightarrow x^5>2x^3\), từ đó \(x^5+y^5>2\left(x^3+y^3\right)=2\left(x^2-xy+y^2\right)\left(x+y\right)\)
\(=\left(\left(x-y\right)^2+\left(x^2+y^2\right)\right)\left(x+y\right)\)
\(\ge\left(x^2+y^2\right)\left(x+y\right)\Rightarrow\)(1) , điều phải chứng minh.
Chứng minh rằng với mọi số thực \(x\), luôn có \(4x^8-2x^7+x^6-3x^4+x^2-x+1>0\).
Hướng dẫn giải:
Vế trái bất đẳng thức cần chứng minh là \(x^6\left(x-1\right)^2+3\left(x^4-\frac{1}{2}\right)^2+\left(x-\frac{1}{2}\right)^2\). Từ đó suy ra đpcm.
Cho \(0\le x,y,z,t\le1\). Chứng minh rằng \(\frac{x}{yzt+1}+\frac{y}{ztx+1}+\frac{z}{txy+1}+\frac{t}{xyz+1}\le3\).
Hướng dẫn giải:
-Trong 4 số \(yzt+1,ztx+1,txy+1,xyz+1\) luôn tìm được số nhỏ nhất. Đặt \(m\) là số nhỏ nhất trong bốn số đó. Như vậy \(\frac{x}{yzt+1}+\frac{y}{ztx+1}+\frac{z}{txy+1}+\frac{t}{xyz+1}\le\frac{x+y+z+t}{m}\).
-Mặt khác, vì \(0\le x,y,z,t\le1\) nên \(xyz\ge xyzt;yzt\ge xyzt;ztx\ge xyzt;txy\ge xyzt\) suy ra \(m\ge xyzt+1\)
từ đó \(\frac{x}{yzt+1}+\frac{y}{ztx+1}+\frac{z}{txy+1}+\frac{t}{xyz+1}\le\frac{x+y+z+t}{m}\le\frac{x+y+z+t}{xyzt+1}\) (1)
- Lại chú ý rằng \(0\le x,y,z,t\le1\) suy ra \(\left(x-1\right)\left(y-1\right)\ge0\Rightarrow x+y\le1+xy\), tương tự
\(z+t\le1+zt\) \(\Rightarrow x+y+z+t\le2+xy+zt\) (2).
Mà \(0\le xy,zt\le1\Rightarrow xy+zt\le1+xyzt\) (3)
- Từ (1), (2), (3) suy ra đpcm.
Chứng minh rằng với mọi số thực \(x\) luôn có \(\left(x-1\right)\left(x-2\right)\left(x-3\right)\left(x-4\right)+1\ge0\).
Hướng dẫn giải:
Chú ý rằng \(1+4=2+3\), ta đặt \(t=\left(x-1\right)\left(x-4\right)=x^2-5x+4\) thì
\(\left(x-2\right)\left(x-3\right)=x^2-5x+6=t+2\)
từ đó \(\left(x-1\right)\left(x-2\right)\left(x-3\right)\left(x-4\right)+1=t\left(t+2\right)+1=t^2+2t+1=\left(t+1\right)^2\ge0\)
Dẳng thức chỉ xảy ra khi \(t=-1\Leftrightarrow x^2-5x+4=-1\Leftrightarrow x^2-5x+5=0\Leftrightarrow x=\frac{5\pm\sqrt{5}}{2}\)
Cho \(x,y\)là hai số dương có tổng bằng 1. Chứng minh rằng \(\left(1+\frac{1}{x}\right)\left(1+\frac{1}{y}\right)\ge9\).
Hướng dẫn giải:
Chú ý rằng \(x+y=1\)nên \(\left(1+\frac{1}{x}\right)\left(1+\frac{1}{y}\right)-9=\frac{\left(x+1\right)\left(y+1\right)-9xy}{xy}=\frac{2-8xy}{xy}\)
\(=\frac{2\left(1-4xy\right)}{xy}=\frac{2\left(\left(x+y\right)^2-4xy\right)}{xy}=\frac{2\left(x-y\right)^2}{xy}\ge0\).
Đấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=\frac{1}{2}\)
Cho \(x+y>1\). Chứng minh rằng \(x^4+y^4>\frac{1}{8}\).
Hướng dẫn giải:
Trước hế ta chứng minh rằng nếu \(a+b>k\) ( \(k>0\)) thì \(a^2+b^2>\frac{k^2}{2}\).
Thật vậy từ giả thiết suy ra \(\left(a+b\right)^2>k^2\). Từ đó \(2\left(a^2+b^2\right)=\left(a-b\right)^2+\left(a+b\right)^2>k^2\), suy ra
\(a^2+b^2>\frac{k^2}{2}\) (đpcm).
Áp dụng kết quả trên liên tiếp 2 lần ta có
\(x+y>1\Rightarrow x^2+y^2>\frac{1}{2}\Rightarrow x^4+y^4>\frac{\left(\frac{1}{2}\right)^2}{2}=\frac{1}{8}\)
Chứng minh rằng với mọi bộ ba số khác 0 tùy ý \(a,b,c\) luôn có \(\frac{a^2}{b^2}+\frac{b^2}{c^2}+\frac{c^2}{a^2}\ge\frac{c}{b}+\frac{b}{a}+\frac{a}{c}\).
Hướng dẫn giải:
Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với \(2\left(\frac{a^2}{b^2}+\frac{b^2}{c^2}+\frac{c^2}{a^2}\right)\ge2\left(\frac{c}{b}+\frac{b}{a}+\frac{a}{c}\right)\)
Xét dấu hiệu \(2\left(\frac{a^2}{b^2}+\frac{b^2}{c^2}+\frac{c^2}{a^2}\right)-2\left(\frac{c}{b}+\frac{b}{a}+\frac{a}{c}\right)=\)
\(=\left(\frac{a}{b}-\frac{b}{c}\right)^2+\left(\frac{b}{c}-\frac{c}{a}\right)^2+\left(\frac{c}{a}-\frac{a}{b}\right)^2\ge0\).
Từ đó suy ra đpcm.
Cho \(a,b,c\)là độ dài ba cạnh của một tam giác. Chứng minh rằng \(abc\ge\left(b+c-a\right)\left(c+a-b\right)\left(a+b-c\right)\).
Hướng dẫn giải:
Vì \(a,b,c\)là độ dài ba cạnh của một tam giác nên \(a+b-c>0,c+a-b>0,b+a-c>0\). Từ đó
\(0< \left(a+b-c\right)\left(b+c-a\right)=b^2-\left(c-a\right)^2\le b^2\)
Như vậy \(0< \left(a+b-c\right)\left(b+c-a\right)\le b^2\)
\(0< \left(b+c-a\right)\left(c+a-b\right)\le c^2\)
\(0< \left(c+a-b\right)\left(a+c-b\right)\le a^2\)
Nhân theo vế ba bất đẳng thức này ta được \(\left(a+b-c\right)^2\left(b+c-a\right)^2\left(c+a-b\right)^2\le a^2b^2c^2\)
Khai căn bậc hai hai vế ta có điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chi tam giác đều.
Chứng minh rằng \(x^8-x^7+x^2-x+1>0,\forall x\).
Hướng dẫn giải:
- Nếu \(x< 1\)thì \(x^8-x^7+x^2-x+1=x^8+x^2\left(1-x^5\right)+\left(1-x\right)>0\)
- Nếu \(x\ge1\)thì \(x^8-x^7+x^2-x+1=x^7\left(x-1\right)+x\left(x-1\right)+1>0\)