Bài học cùng chủ đề
- Biểu thức tọa độ của phép toán: cộng, trừ, nhân một số với một vectơ
- Biểu thức tọa độ tích vô hướng của hai vectơ
- Biểu thức tọa độ của tích vô hướng hai vectơ
- Biểu thức tọa độ của phép toán: cộng, trừ, nhân một số với một vectơ
- Độ dài của vectơ
- Tìm tọa độ điểm thỏa mãn điều kiện cho trước
- Phiếu bài tập: biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ
- Biểu thức tọa độ các phép toán vectơ
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Biểu thức tọa độ các phép toán vectơ SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
I. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA PHÉP CỘNG HAI VECTƠ, PHÉP TRỪ HAI VECTƠ, PHÉP NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT VECTƠ
Nếu \(\overrightarrow{u}=\left(x_1;y_1\right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left(x_2;y_2\right)\) thì
\(\overrightarrow{u}+\overrightarrow{v}=\left(x_1+x_2;y_1+y_2\right);\)
\(\overrightarrow{u}-\overrightarrow{v}=\left(x_1-x_2;y_1-y_2\right);\)
\(k\overrightarrow{u}=\left(kx_1;ky_1\right)\) với \(k\inℝ.\)
Nhận xét: Hai vectơ \(\overrightarrow{u}=\left(x_1;y_1\right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left(x_2;y_2\right)\) (\(\overrightarrow{v}\ne\overrightarrow{0}\)) cùng phương khi và chỉ khi có số thực \(k\) sao cho \(x_1=kx_2;y_1=ky_2.\)
Ví dụ:
Trong mặt phẳng tọa độ cho \(\overrightarrow{a}=\left(-1;2\right);\overrightarrow{b}=\left(3;1\right);\overrightarrow{c}=\left(-3;6\right)\).
a) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}-\overrightarrow{c}.\)
b) Tìm tọa độ của vectơ \(\overrightarrow{x}\) sao cho \(\overrightarrow{x}+\overrightarrow{3b}=\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{c}.\)
c) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{c}\) có cùng phương không? Vì sao?
Giải
a)Ta có: \(2\overrightarrow{b}=\left(6;2\right)\) do đó:
\(\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}=\left(5;4\right)\Rightarrow\overrightarrow{u}=\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{b}-\overrightarrow{c}=\left(8;-2\right).\)
b) Ta có:\(\overrightarrow{x}+\overrightarrow{3b}=\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{c}\Rightarrow\overrightarrow{x}=\left(\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{c}\right)-3\overrightarrow{b}\)
Trong đó \(2\overrightarrow{c}=\left(-6;12\right)\Rightarrow\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{c}=\left(-7;14\right)\)
và \(3\overrightarrow{b}=\left(9;3\right)\)
Suy ra \(\overrightarrow{x}=\left(\overrightarrow{a}+2\overrightarrow{c}\right)-3\overrightarrow{b}=\left(-16;11\right).\)
c) Hai vectơ \(\overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{c}\) cùng phương vì \(\overrightarrow{c}=2\overrightarrow{a}.\)
II. TỌA ĐỘ TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG VÀ TỌA ĐỘ TRỌNG TÂM TAM GIÁC
a. Tọa độ trung điểm đoạn thẳng
Cho hai điểm \(A\left(x_A;y_A\right),B\left(x_B;y_B\right)\) nếu \(M\left(x_M;y_M\right)\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) thì \(x_M=\dfrac{x_A+x_B}{2};y_M=\dfrac{y_A+y_B}{2}.\)
b. Tọa độ trọng tâm tam giác
Cho tam giác \(ABC\) có \(A\left(x_A;y_A\right),B\left(x_B;y_B\right),C\left(x_C;y_C\right)\).
Nếu \(G\left(x_G;y_G\right)\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) thì
\(x_G=\dfrac{x_A+x_B+x_C}{3};y_G=\dfrac{y_A+y_B+y_C}{3}.\)
Ví dụ: Cho ba điểm \(A\left(1;5\right),B\left(-1;1\right),C\left(1;2\right)\).
a) Chứng minh ba điểm \(A,B,C\) không thẳng hàng.
b) Tìm tọa độ trung điểm \(M\) của \(AB.\)
c) Tìm tọa độ trọng tâm tam giác \(ABC.\)
Giải
a) Ta có \(\overrightarrow{AB}=\left(-2;-4\right);\overrightarrow{AC}=\left(0;-3\right)\).
Vì \(\overrightarrow{AB}\) và \(\overrightarrow{AC}\) không cùng phương (do không tồn tại số thực \(k\) sao cho \(-2=k.0\) và \(-4=k.\left(-3\right)\)) nên ba điểm \(A,B,C\) không cùng nằm trên một đường thẳng, vậy chúng không thẳng hàng.
b) Vì \(M\left(x_M;y_M\right)\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\) nên:
\(\left\{{}\begin{matrix}x_M=\dfrac{1+\left(-1\right)}{2}\\y_M=\dfrac{5+1}{2}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_M=0\\y_M=3\end{matrix}\right.\)
Vậy \(M\left(0;3\right)\).
c) Vì \(G\left(x_G;y_G\right)\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) nên
\(\left\{{}\begin{matrix}x_G=\dfrac{1+\left(-1\right)+1}{3}\\y_G=\dfrac{5+1+2}{3}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_G=\dfrac{1}{3}\\y_G=\dfrac{8}{3}\end{matrix}\right.\)
Vậy \(G\left(\dfrac{1}{3};\dfrac{8}{3}\right)\).
III. BIỂU THỨC TỌA ĐỘ CỦA TÍCH VÔ HƯỚNG
Nếu \(\overrightarrow{u}=\left(x_1;y_1\right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left(x_2;y_2\right)\) thì \(\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=x_1x_2+y_1y_2.\)
Nhận xét:
a) Nếu \(\overrightarrow{a}=\left(x;y\right)\) thì \(\left|\overrightarrow{a}\right|=\sqrt{\overrightarrow{a}.\overrightarrow{a}}=\sqrt{x^2+y^2}.\)
b) Nếu \(A\left(x_A;y_A\right),B\left(x_B;y_B\right)\) thì \(AB=\left|\overrightarrow{AB}\right|=\sqrt{\left(x_B-x_A\right)^2+\left(y_B-y_A\right)^2}\).
c) Hai vectơ \(\overrightarrow{u}=\left(x_1;y_1\right)\) và \(\overrightarrow{v}=\left(x_2;y_2\right)\) (\(\overrightarrow{v}\ne\overrightarrow{0}\)), ta có:
- \(\overrightarrow{u}\) và \(\overrightarrow{v}\) vuông góc với nhau khi và chỉ khi \(x_1x_2+y_1y_2=0.\)
- \(\cos\left(\overrightarrow{u},\overrightarrow{v}\right)=\dfrac{\overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}}{\left|\overrightarrow{u}\right|.\left|\overrightarrow{v}\right|}=\dfrac{x_1x_2+y_1y_2}{\sqrt{x^2_1+y_1^2}.\sqrt{x^2_2+y_2^2}}\).
Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho hai điểm \(A\left(1;2\right)\) và \(B\left(5;0\right)\).
a) Chứng minh \(OA\) vuông góc với \(AB\).
b) Gọi \(M\) là trung điểm \(AB\). Tính số đo góc \(\widehat{AOM}\).
Giải
a) Ta có \(\overrightarrow{OA}=\left(1-0;2-0\right)=\left(1;2\right)\), \(\overrightarrow{AB}=\left(5-1;0-2\right)=\left(4;-2\right)\).
Suy ra \(\overrightarrow{OA}.\overrightarrow{AB}=1.4+2.\left(-2\right)=0\).
Do các vectơ \(\overrightarrow{OA}\), \(\overrightarrow{AB}\) đều khác vectơ-không nên \(OA\perp BC\).
b) Do \(M\) là trung điểm của \(AB\) nên \(M\left(3;1\right)\).
Suy ra \(\overrightarrow{OM}=\left(3;1\right)\), \(OM=\left|\overrightarrow{OM}\right|=\sqrt{3^2+1^2}=\sqrt{10}\).
\(\left|\overrightarrow{OA}\right|=\sqrt{1^2+2^2}=\sqrt{5}\).
Do đó \(\cos\left(\overrightarrow{OA},\overrightarrow{OM}\right)=\dfrac{\overrightarrow{OA}.\overrightarrow{OM}}{\left|\overrightarrow{OA}\right|.\left|\overrightarrow{OM}\right|}=\dfrac{1.3+2.1}{\sqrt{5}.\sqrt{10}}=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\).
Suy ra \(0^o< \left(\overrightarrow{OA},\overrightarrow{OM}\right)< 90^o\) và do đó \(\widehat{AOM}=\left(\overrightarrow{OA},\overrightarrow{OM}\right)=45^o\).
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây