Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bếp lửa SVIP
BẾP LỬA
(Bằng Việt)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Nội, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
- Thơ ông trong trẻo, mượt mà, xúc cảm tinh tế, giàu suy tư.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây - Bếp lửa (1968, in chung); Những gương mặt, những khoảng trời (1973); Đất sau mưa (1977); Khoảng cách giữa lời (1984); Ném câu thơ vào gió (2001); Oẳn tù tì (2016);...
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Chủ đề: Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ với người bà. Cảm xúc đó được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa ấm áp, thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
- Bố cục
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh người bà và tình cảm của cháu dành cho bà
a. Hình ảnh người bà
- Bà tảo tần, đảm đang: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa/ Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm"; "Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa". Cuộc đời bà vất vả trăm bề, sớm hôm khó nhọc, không ngày nào được thảnh thơi.
- Bà giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu: "Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,/ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học". Những năm tháng đói khổ, chiến tranh tàn khốc, bà khó nhọc nuôi cháu khôn lớn, giữ lại mái nhà nghèo khổ.
- Bà mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu: "Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,/ Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,/ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!". Dù hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo, bà vẫn vững lòng để các con yên tâm công tác.
--> Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam - tảo tần sớm hôm, chịu thương chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
b. Tình cảm của cháu dành cho bà
- Nỗi niềm mong nhớ: "Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:/ - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?..."
--> Cháu yêu thương bà, trân trọng và nâng niu tình cảm của bà. Cháu hiểu được những gian nan vất vả, khó nhọc mà bà đã trải qua.
--> Yêu bà, yêu cả quê hương, đất nước.
--> Hình ảnh bà trở thành biểu tượng của quê hương đất nước trong nỗi nhớ của cháu.
3. Hình ảnh bếp lửa
- Xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa và hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, khói hun nhèm mắt cháu, cháu cùng bà nhóm lửa, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,...).
- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu.
- Bếp lửa là tình yêu thương ấm áp của bà dành cho cháu.
- Hằng ngày, bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niềm vui, niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Bà chính là người thắp lửa, chắt chiu gìn giữ ngọn lửa ấm áp của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau.
--> Như vậy, hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Vì thế, với người cháu, bếp lửa quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng của tuổi thơ nhưng lại mang ý nghĩa về sự kì diệu, thiêng liêng: "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!".
III. Tổng kết
1. Nội dung
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ “Bếp lửa” gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
2. Nghệ thuật
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc, suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây