Bài học cùng chủ đề
- Bất đẳng thức
- Tìm GTLN, GTNN của một biểu thức
- Bất đẳng thức Cô-si (phần 1)
- Bất đằng thức Cô-si (phần 2)
- Bất đẳng thức Bunhiacopxki
- Các bài toán bất đẳng thức khác
- Chứng minh các bất đẳng thức sử dụng các bất đẳng thức cơ bản
- GTLN, GTNN
- Bất đẳng thức trong các đề thi vào 10
- Các bài toán tìm GTLN, GTNN trong các đề thi vào 10 các tỉnh thành
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bất đẳng thức trong các đề thi vào 10 SVIP
(Thanh Hóa)
Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn: \(a^2+2b^2\le3c^2\) . Chứng minh rằng: \(\dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{b}\ge\dfrac{3}{c}\).
Hướng dẫn giải:
Dễ chứng minh được rằng nếu \(x,y,z\) là ba số dương thì \(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\ge\frac{9}{x+y+z}\).
Từ đó
\(\dfrac{1}{a}+\dfrac{2}{b}=\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{b}\ge\dfrac{9}{a+2b}\)
Mặt khác, áp dụng bất đẳng thức Bunhacopxki và giả thiết \(a^2+2b^2\le3c^2\) ta có :
\(\left(a+2b\right)^2=\left(1.a+\sqrt{2}.\sqrt{2}b\right)^2\le\left(1+2\right)\left(a^2+2b^2\right)\le9c^2\)
\(\Rightarrow0< a+2b\le3c\)\(\Rightarrow\dfrac{9}{a+2b}\ge\dfrac{9}{3c}=\dfrac{3}{c}\)
Từ đó \(\frac{1}{a}+\frac{2}{b}\ge\frac{3}{c}\).
(Quảng Bình)
Cho hai số thực \(x,y\) thỏa mãn điều kiện \(x>y\) và \(xy=1\). Chứng minh rằng \(\frac{\left(x^2+y^2\right)^2}{\left(x-y\right)^2}\ge8\).
Hướng dẫn giải:
Từ giả thiết suy ra \(x-y>0\), do đó bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với
\(\frac{x^2+y^2}{x-y}\ge2\sqrt{2}\Leftrightarrow x^2+y^2\ge2\sqrt{2}\left(x-y\right)\)
\(\Leftrightarrow\left(x-y\right)^2+2xy-2\sqrt{2}\left(x-y\right)\ge0\)
\(\Leftrightarrow\left(x-y\right)^2+2-2\sqrt{2}\left(x-y\right)\ge0\) (do giả thiết \(xy=1\))
\(\Leftrightarrow\left(x-y-\sqrt{2}\right)^2\ge0\)
Bất đẳng thức sau cùng đúng, suy ra đpcm
(Nghệ An)
Cho ba số thực \(a,b,c\) thỏa mãn các điều kiện \(0\le a,b,c\le1\) và \(a+b+c\ge2\). Chứng minh rằng
\(ab\left(a+1\right)+bc\left(b+1\right)+ca\left(c+1\right)\ge2\).
Hướng dẫn giải:
- Từ giả thiết \(0\le a,b,c\le1\) suy ra \(\left(1-a\right)\left(1-b\right)\ge0\Rightarrow ab\ge a+b-1\) (1)
- Mặt khác do giả thiết \(0\le a,b,c\le1\)và \(a+b+c\ge2\) nên
\(a+b-1=\left(a+b+c\right)-\left(c+1\right)\ge0\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra \(ab\ge a+b-1\ge0\), do đó
\(ab\left(a+1\right)=ab.a+ab\ge\left(a+b-1\right)a+ab\)
\(\Rightarrow ab\left(a+1\right)\ge a^2+2ab-a\)
- Tương tự
\(bc\left(b+1\right)\ge b^2+2bc-b\) và \(ca\left(c+1\right)\ge c^2+2ca-c\).
- Từ đó
\(ab\left(a+1\right)+bc\left(b+1\right)+ca\left(c+1\right)\ge\)\(\left(a+b+c\right)^2-\left(a+b+c\right)\)
\(=\left(a+b+c\right)\left(a+b+c-1\right)\) (3)
- Mà theo giả thiết \(a+b+c\ge2\) nên \(a+b+c-1\ge1\), suy ra
\(\left(a+b+c\right)\left(a+b+c-1\right)\ge2.1=2\) (4)
Từ (3) và (4) suy ra \(ab\left(a+1\right)+bc\left(b+1\right)+ca\left(c+1\right)\ge2\).
(Nghệ An)
Cho \(x,y\) là hai số dương thỏa mãn điều kiện \(x+y\ge3\). Chứng minh rằng
\(x+y+\frac{1}{2x}+\frac{2}{y}\ge\frac{9}{2}\).
Đẳng thức xảy ra khi nào?
Hướng dẫn giải:
- Vì \(x,y>0\) và \(x+y\ge3\) nên
\(2\left(x+y+\frac{1}{2x}+\frac{2}{y}\right)=\left(x+y\right)+\left(x-2+\frac{1}{x}\right)+\left(y-4+\frac{4}{y}\right)+6\)
\(=\left(x+y\right)+\left(\sqrt{x}-\frac{1}{\sqrt{x}}\right)^2+\left(\sqrt{y}-\frac{2}{\sqrt{y}}\right)^2+6\ge9\)
Từ đó \(x+y+\frac{1}{2x}+\frac{2}{y}\ge6\).
- Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}\sqrt{x}=\dfrac{1}{\sqrt{x}}\\\sqrt{y}=\dfrac{2}{\sqrt{y}}\\x+y=3\end{matrix}\right.\) tức là \(x=1;y=2\).
(Nghệ An)
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(x+y\le z\). Chứng minh rằng
\(\left(x^2+y^2+z^2\right)\left(\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}+\frac{1}{z^2}\right)\ge\frac{27}{2}\).
Hướng dẫn giải:
- Ta có
\(\left(x^2+y^2+z^2\right)\left(\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}+\frac{1}{z^2}\right)=3+\frac{x^2+y^2}{z^2}+z^2\left(\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}\right)+\left(\frac{x^2}{y^2}+\frac{y^2}{x^2}\right)\)
\(\ge5+\frac{x^2+y^2}{z^2}+z^2\left(\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}\right)\)
\(=5+\left(\frac{x^2}{z^2}+\frac{z^2}{16x^2}\right)+\left(\frac{y^2}{z^2}+\frac{z^2}{16y^2}\right)+\frac{15z^2}{16}\left(\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}\right)\)
\(\ge5+2.\frac{1}{4}+2.\frac{1}{4}+\frac{15z^2}{16}.\frac{2}{xy}\) (áp dụng Cô si ba lần)
\(\ge6+\frac{15z^2}{16}.\frac{2}{\left(\frac{x+y}{2}\right)^2}\) (áp dụng Cô si)
\(=6+\frac{15}{2}\left(\frac{z}{x+y}\right)^2\)
\(\ge6+\frac{15}{2}.1^2\) ( do giả thiết \(x+y\le z;x,y>0\) )
Do đó \(\left(x^2+y^2+z^2\right)\left(\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}+\frac{1}{z^2}\right)\ge\frac{27}{2}\).
(Nghệ An)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(a+b+c=1\). Chứng minh rằng \(\frac{a^2}{a+b}+\frac{b^2}{b+c}+\frac{c^2}{c+a}\ge\frac{1}{2}\).
Hướng dẫn giải:
- Theo Cô si có \(\frac{a^2}{a+b}+\frac{a+b}{4}\ge a\Rightarrow\frac{a^2}{a+b}\ge a-\frac{a+b}{4}\);
Tương tự, \(\frac{b^2}{b+c}\ge b-\frac{b+c}{4}\) và \(\frac{c^2}{c+a}\ge c-\frac{c+a}{4}\).
- Cộng theo vế ba bất đẳng thức nhận được ta có
\(\frac{a^2}{a+b}+\frac{b^2}{b+c}+\frac{c^2}{c+a}\ge\frac{a+b+c}{2}=\frac{1}{2}\).
Suy ra đpcm.
(Lạng Sơn)
Cho \(x,y\) là hai số dương thở mãn điều kiện \(2x+3y=5\). Chứng minh rằng \(\sqrt{xy+2x+2y+4}+\sqrt{\left(2x+2\right)y}\le5\).
Hướng dẫn giải:
- Kí hiệu \(P\)là vế trái bất đẳng thức cần chứng minh, ta thấy
\(P=\sqrt{xy+2x+2y+4}+\sqrt{\left(2x+2\right)y}\)
\(=\sqrt{3}.\sqrt{\frac{xy+2x+2y+4}{3}}+\sqrt{2}.\sqrt{\left(x+1\right)y}\)
- Do đó, áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta được
\(P^2\le\left(3+2\right)\left(\frac{xy+2x+2y+4}{3}+\left(x+1\right)y\right)\)
\(=5\left(\frac{4xy+2x+5y+4}{3}\right)\)
\(=\frac{5}{3}.\left(2x+3y+4+4xy+2y\right)\)
\(=\frac{5}{3}\left(9+4xy+2y\right)\) (do giả thiết \(2x+3y=5\))
- Do đó. đpcm \(\Leftrightarrow P^2\le25\Leftrightarrow4xy+2y\le6\Leftrightarrow y\left(2x+1\right)\le3\) (*)
- Để chứng minh (*) , chú ý giả thiết \(2x+3y=5\Leftrightarrow\left(2x+1\right)+3y=6\) nên áp dụng bất đẳng thức Cô si ta được \(6=\left(2x+1\right)+3y\ge2\sqrt{\left(2x+1\right)3y}\)
\(\Leftrightarrow3\ge\sqrt{\left(2x+1\right)3y}\)
\(\Leftrightarrow3\ge\left(2x+1\right)y\) (*)
(đpcm)
(Hưng Yên)
Cho \(a,b,c\) là ba số lớn hơn 1. Chứng minh rẳng \(\frac{a^2}{b-1}+\frac{b^2}{c-1}+\frac{c^2}{a-1}\ge12\).
Hướng dẫn giải:
- Từ giả thiết suy ra \(a-1,b-1,c-1>0\). Từ đó áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki - Svac
\(\frac{x^2}{\alpha}+\frac{y^2}{\beta}+\frac{z^2}{\gamma}\ge\frac{\left(x+y+z\right)^2}{\alpha+\beta+\gamma}\) ( với \(x,y,z\) tùy ý; \(\alpha,\beta,\gamma>0\))
ta có \(\frac{a^2}{b-1}+\frac{b^2}{c-1}+\frac{c^2}{a-1}\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{a+b+c-3}\).
- Bài toán quy về chứng minh \(\frac{\left(a+b+c\right)^2}{a+b+c-3}\ge12\) (*)
Đặt \(u=a+b+c-3\) thì giả thiết \(a,b.c>1\)suy ra \(u>0\) và
\(\frac{\left(a+b+c\right)^2}{a+b+c-3}=\frac{\left(u+3\right)^2}{u}=\frac{u^2+6u+9}{u}=6+\left(u+\frac{9}{u}\right)\ge6+2.3\)
suy ra (*), (đpcm)
(Bình Định)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương. Chứng minh bát đẳng thức sau:
\(\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}\ge a^3+b^3+c^3\).
Hướng dẫn giải:
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki Svac \(\frac{x^2}{\alpha}+\frac{y^2}{\beta}+\frac{z^2}{\gamma}\ge\frac{\left(x+y+z\right)^2}{\alpha+\beta+\gamma}\) đúng với mọi \(x,y,z\) và với mọi
\(\alpha,\beta,\gamma>0\), ta có
\(\frac{a^5}{bc}+\frac{b^5}{ca}+\frac{c^5}{ab}=\frac{\left(a^3\right)^2}{abc}+\frac{\left(b^3\right)^2}{abc}+\frac{\left(c^3\right)^2}{abc}\)
\(\ge\frac{\left(a^3+b^3+c^3\right)^2}{abc+abc+abc}\)
\(=\frac{a^3+b^3+c^3}{3abc}\left(a^3+b^3+c^3\right)\)
\(\ge a^3+b^3+c^3\) (do \(a^3+b^3+c^3\ge3abc\)
(Hà Tĩnh)
Cho \(x,y\) thỏa mãn điều kiện \(0< x< 1;0< y< 1\). Chứng minh rằng \(x+y+x\sqrt{1-y^2}+y\sqrt{1-x^2}\le\frac{3\sqrt{3}}{2}\).
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng bất đẳng thức Cô si ta có
\(\left(x.\frac{1}{2}+x.\frac{1}{2}+y.\frac{1}{2}+y.\frac{1}{2}+x.\sqrt{1-x^2}+y.\sqrt{1-x^2}\right)^2\le\)
\(\left(x^2+x^2+y^2+y^2+x^2+y^2\right)\left(\frac{1}{4}+\frac{1}{4}+\frac{1}{4}+\frac{1}{4}+1-x^2+1-y^2\right)\)
tức là \(\left(x+y+x\sqrt{1-y^2}+y\sqrt{1-x^2}\right)^2\le\left(3x^2+3y^2\right)\left(3-x^2-y^2\right)\)
Suy ra \(x+y+x\sqrt{1-y^2}+y\sqrt{1-x^2}\le\sqrt{3}.\sqrt{\left(x^2+y^2\right)\left(3-x^2-y^2\right)}\)
\(\le\sqrt{3}.\frac{\left(x^2+y^2\right)+\left(3-x^2-y^2\right)}{2}\)
hay \(x+y+x\sqrt{1-y^2}+y\sqrt{1-x^2}\le\frac{3\sqrt{3}}{2}\) (đpcm)
(Hà Nội)
Cho \(a,b,c\)là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(a+b+c+ab+bc+ca=6abc\). Chứng minh rằng \(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\ge3\).
Hướng dẫn giải:
Viết lại điều kiện đã cho dưới dạng
\(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=6\)
Áp dụng bất đẳng thức hiển nhiên \(xy+yz+zx\le x^2+y^2+z^2\) ta có
\(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\le\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\) (1)
Lại áp dụng \(x\le\frac{x^2+1}{2}\), ta có \(\frac{1}{a}\le\frac{1}{2}\left(1+\frac{1}{a^2}\right)\), do đó
\(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\le\frac{1}{2}\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)+\frac{3}{2}\) (2)
Cộng theo vế (1), (2) và chú ý đến điều kiện ta được
\(6\le\frac{3}{2}\left(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\right)+\frac{3}{2}\)
Suy ra \(3\le\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\) (đpcm)
(Hà Nam)
Cho \(x,y\) là hai số dương thỏa mãn điều kiện \(x+3y\le10\). Chứng minh rằng
\(\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{27}{\sqrt{3y}}\ge10\).
Khi nào xảy ra đẳng thức?
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxky Svac: Với \(a,b\)tùy ý và \(\alpha,\beta>0\) luôn có
\(\frac{a^2}{\alpha}+\frac{b^2}{\beta}\ge\frac{\left(a+b\right)^2}{\alpha+\beta}\)
(đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(\frac{a}{\alpha}=\frac{b}{\beta}\)) ta có
\(\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{27}{\sqrt{3y}}=\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{81}{3\sqrt{3y}}\ge\frac{\left(1+9\right)^2}{\sqrt{x}+3\sqrt{3y}}\)
hay \(\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{27}{\sqrt{3y}}\ge\frac{100}{\sqrt{x}+3\sqrt{3y}}\) (1)
- Mặt khác sử dụng điều kiện \(x+3y\le10\) và bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có
\(\left(\sqrt{x}+3\sqrt{3}y\right)^2\le\left(1+9\right)\left(x+3x\right)\le100\)
suy ra \(\sqrt{x}+3\sqrt{3}y\le10\) (2)
- Từ (1) và (2) suy ra đpcm.
- (1) xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi \(\frac{1}{\sqrt{x}}=\frac{9}{3\sqrt{3y}}\Leftrightarrow\sqrt{3y}=3\sqrt{x}\Leftrightarrow y=3x\)
(2) xảy ra đẳng thức khi và chỉ khi \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{\sqrt{x}}{1}=\dfrac{\sqrt{3y}}{3}\\x+3y=10\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=3\end{matrix}\right.\)
Vậy trong bất đẳng thức cần chứng minh, đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=1,y=3\) .
(Hải Phòng)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương. Chứng minh rằng
\(\frac{a^3+b^3}{2ab}+\frac{b^3+c^3}{2bc}+\frac{c^3+a^3}{2ca}\ge a+b+c\).
Hướng dẫn giải:
- Do \(a,b>0\) nên ta có
\(a^3+b^3=\left(a+b\right)\left(a^2-ab+b^2\right)\)
\(=\left(a+b\right)\left(\left(a-b\right)^2+ab\right)\)
\(\ge\left(a+b\right)ab\)
do đó \(\frac{a^3+b^3}{2ab}\ge\frac{a+b}{2}\)
Từ đó \(\frac{a^3+b^3}{2ab}+\frac{b^3+c^3}{2bc}+\frac{c^3+a^3}{2ca}\ge\frac{a+b}{2}+\frac{b+c}{2}+\frac{c+a}{2}\)
hay \(\frac{a^3+b^3}{2ab}+\frac{b^3+c^3}{2bc}+\frac{c^3+a^3}{2ca}\ge a+b+c\) (đpcm)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(a=b=c\).
(Hải Phòng)
1) Cho \(a,b\)là hai số dương. Chứng minh rằng
\(3\left(b^2+2a^2\right)\ge\left(b+2a\right)^2\).
2) Cho \(a,b,c\)là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\ge\frac{1}{2}\). Chứng minh rằng
\(\frac{\sqrt{b^2+2a^2}}{ab}+\frac{\sqrt{c^2+2b^2}}{bc}+\frac{\sqrt{a^2+2c^2}}{ca}\ge\sqrt{3}\).
Hướng dẫn giải:
1) Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với bất đẳng thức đúng hiển nhiên sau đây \(2\left(a-b\right)^2\ge0\)
2) Từ bất đẳng thức đã chứng minh trong 1) suy ra
\(\sqrt{b^2+2a^2}\ge\frac{1}{\sqrt{3}}\left(b+2a\right)\)
\(\frac{\sqrt{b^2+2a^2}}{ab}\ge\frac{1}{\sqrt{3}}.\frac{b+2a}{ab}\)
\(\frac{\sqrt{b^2+2a^2}}{ab}\ge\frac{1}{\sqrt{3}}.\frac{bc+2ca}{abc}\)
Do đó \(\frac{\sqrt{b^2+2a^2}}{ab}+\frac{\sqrt{c^2+2b^2}}{bc}+\frac{\sqrt{a^2+2c^2}}{ca}\ge\frac{1}{\sqrt{3}}.\frac{3\left(ab+bc+ca\right)}{abc}\)
\(\frac{\sqrt{b^2+2a^2}}{ab}+\frac{\sqrt{c^2+2b^2}}{bc}+\frac{\sqrt{a^2+2c^2}}{ca}\ge\sqrt{3}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\) (1)
- Để ước lượng vế phải của (1), để ý đến giả thiết bài toán, ta sử dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki Svac
\(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge\frac{4}{a+b}\)
Do đó \(2\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)\ge4\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\right)\ge4.\frac{1}{2}\)
Suy ra \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\ge1\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra đpcm
(Bình Định)
Cho \(a,b,c\)là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(a+b+c=3\). Chứng minh rằng
\(\frac{3+a^2}{b+c}+\frac{3+b^2}{c+a}+\frac{3+c^2}{a+b}\ge6\).
Hướng dẫn giải:
- Viết lại vế trái bất đẳng thức cần chứng minh thành
\(3\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\right)+\left(\frac{c^2}{a+b}+\frac{a^2}{b+c}+\frac{b^2}{c+a}\right)\)
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki Svac \(\frac{a^2}{\alpha}+\frac{b^2}{\beta}+\frac{c^2}{\gamma}\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{\alpha+\beta+\gamma}\) (điều kiện \(\alpha,\beta,\gamma>0\)) ta có
\(3\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\right)\ge\frac{3.\left(1+1+1\right)^2}{a+b+b+c+c+a}\)
hay \(3\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\right)\ge\frac{27}{2\left(a+b+c\right)}=\frac{9}{2}\) (1)
và \(\left(\frac{c^2}{a+b}+\frac{a^2}{b+c}+\frac{b^2}{c+a}\right)\ge\frac{\left(a+b+c\right)^2}{a+b+b+c+c+a}\)
hay \(\left(\frac{c^2}{a+b}+\frac{a^2}{b+c}+\frac{b^2}{c+a}\right)\ge\frac{a+b+c}{2}=\frac{3}{2}\) (2)
Cộng theo vế (1) và (2) suy ra đpcm.
(Bình Định)
Cho \(A=\frac{1}{\sqrt{1}+\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{2}+\sqrt{3}}+\frac{1}{\sqrt{3}+\sqrt{4}}+...+\frac{1}{\sqrt{120}+\sqrt{121}}\)
và \(B=1+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+...+\frac{1}{\sqrt{35}}\).
Chứng minh rằng \(B>A\).
Hướng dẫn giải:
- Ta có \(\frac{1}{\sqrt{n}+\sqrt{n+1}}=\frac{\sqrt{n}-\sqrt{n+1}}{n-\left(n+1\right)}\), do đó
\(A=\frac{\sqrt{1}-\sqrt{2}+\sqrt{2}-\sqrt{3}+...+\sqrt{120}-\sqrt{121}}{-1}=\frac{1-11}{-1}=10\)
- Mặt khác
\(B=1+\frac{1}{\sqrt{2}}+\frac{1}{\sqrt{3}}+...+\frac{1}{\sqrt{35}}\)
\(=\frac{2}{\sqrt{1}+\sqrt{1}}+\frac{2}{\sqrt{2}+\sqrt{2}}+...+\frac{2}{\sqrt{35}+\sqrt{35}}\)
\(>\frac{2}{\sqrt{1}+\sqrt{2}}+\frac{2}{\sqrt{2}+\sqrt{3}}+...+\frac{2}{\sqrt{35}+\sqrt{36}}\)
\(=2\left(\frac{\sqrt{1}-\sqrt{2}}{1-2}+\frac{\sqrt{2}-\sqrt{3}}{2-3}+...+\frac{\sqrt{35}-\sqrt{36}}{35-36}\right)\)
\(=\frac{2\left(1-6\right)}{-1}=10\)
Vì vậy \(B>A\)
(Bắc Giang)
Cho \(x,y,z\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(xy+yz+zx=2016\). Chứng minh rằng
\(\sqrt{\frac{yz}{x^2+2016}}+\sqrt{\frac{zx}{y^2+2016}}+\sqrt{\frac{xy}{z^2+2016}}\le\frac{3}{2}\).
Hướng dẫn giải:
- Từ giả thiết \(xy+yz+zx=2016\) suy ra \(x^2+2016=x^2+xy+yz+zx=\left(x+y\right)\left(x+z\right)\) nên
\(\sqrt{\frac{yz}{x^2+2016}}=\sqrt{\frac{y}{x+y}.\frac{z}{x+z}}\le\frac{1}{2}\left(\frac{y}{x+y}+\frac{z}{x+z}\right)\)
- Làm tương tự đối với hai số hạng còn lại ở vế trái bất đẳng thức cần chứng minh rồi cộng theo vế ba bất đẳng thức nhận được ta có đpcm.
(Bắc Giang)
Cho \(a,b,c\) là ba số dương. Chứng minh rằng
\(\frac{9a}{b+c}+\frac{25b}{c+a}+\frac{64c}{a+b}>30\).
Hướng dẫn giải:
Biến đổi vế trái bất đẳng thức cần chứng minh thành
\(9\left(\frac{a}{b+c}+1\right)+25\left(\frac{b}{c+a}+1\right)+64\left(\frac{c}{a+b}+1\right)-98\)
\(=\left(a+b+c\right)\left(\frac{9}{b+c}+\frac{25}{c+a}+\frac{64}{a+b}\right)-98\)
\(=\frac{1}{2}\left(b+c+c+a+a+b\right)\left(\frac{9}{b+c}+\frac{25}{c+a}+\frac{64}{a+b}\right)-98\)
\(\ge\frac{1}{2}\left(\sqrt{b+c}.\frac{3}{\sqrt{b+c}}+\sqrt{c+a}.\frac{5}{\sqrt{c+a}}+\sqrt{a+b}.\frac{8}{\sqrt{a+b}}\right)^2-98\)
\(=30\)
Suy ra \(\frac{9a}{b+c}+\frac{25b}{c+a}+\frac{64c}{a+b}\ge30\)
Dấu bằng chỉ xảy ra khi
\(\sqrt{b+c}:\frac{3}{\sqrt{b+c}}=\sqrt{c+a}:\frac{5}{\sqrt{c+a}}=\sqrt{a+b}:\frac{8}{\sqrt{a+b}}\)
\(\Leftrightarrow\frac{b+c}{3}=\frac{c+a}{5}=\frac{a+b}{8}\)
\(\Rightarrow\frac{b+c+c+a}{3+5}=\frac{a+b}{8}\Rightarrow a+b+2c=a+b\Rightarrow c=0\), trái giả thiết \(c>0\). Do đó
\(\frac{9a}{b+c}+\frac{25b}{c+a}+\frac{64c}{a+b}>30\)
(Hà Nội)
Cho \(x,y>0\) thỏa mãn điều kiện \(x-\sqrt{x+6}=\sqrt{y+6}-y\). Tìm GTLN và GTNN của biểu thức \(P=x+y\).
Hướng dẫn giải:
Từ giả thiết suy ra
\(x+y=\sqrt{x+6}+\sqrt{y+6}\)
\(\left(x+y\right)^2=\left(x+y\right)+12+2\sqrt{\left(x+6\right)\left(y+6\right)}\le2\left(x+y\right)+24\) (*)
=> \(\left(x+y\right)^2-2\left(x+y\right)-24\le0\)
=> \(-4\le x+y\le6\)
Ta có \(2\sqrt{\left(x+6\right)\left(y+6\right)}\ge0\) nên từ (*) suy ra
\(\left(x+y\right)^2\ge x+y+12\)
\(\Rightarrow\left(x+y\right)^2-\left(x+y\right)-12\ge0\)
\(\Rightarrow\left(x+y-4\right)\left(x+y+3\right)\ge0\)
\(\Rightarrow x+y-4\ge0\) (do \(x+y+3>0\))
Khi \(x=10,y=-6\) hoặc \(x=-6,y=10\) thì \(x+y=4\)
Vậy GTLN của P là 6 khi x=y=3 và GTNN của P là 4 khi \(x=10,y=-6\) hoặc \(x=-6,y=10\).
(Hải Phòng)
1) Cho \(x,y>0\), chứng minh rằng \(\frac{1}{x+y}\le\frac{1}{4}\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\right)\).
2) Cho \(a,b,c\) là ba số dương thỏa mãn điều kiện \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=16\). Chứng minh rằng
\(\frac{1}{3a+2b+c}+\frac{1}{a+3b+2c}+\frac{1}{2a+b+3c}\le\frac{8}{3}\).
Hướng dẫn giải:
1) Theo Cô si ta có \(x+y\ge2\sqrt{xy}\) và \(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\ge2\sqrt{\frac{1}{xy}}\). Từ đó
\(\left(x+y\right)\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\right)\ge4\) hay \(\frac{1}{x+y}\le\frac{1}{4}\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\right)\).
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y\).
2) Chứng minh tương tự trên ta cũng được bất đẳng thức tương tự
\(\frac{1}{x+y+z}\le\frac{1}{9}\left(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\right)\) (đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(x=y=z\))
- Từ đó
\(\frac{1}{3a+2b+c}=\frac{1}{a+b+a+b+a+c}\)
\(\le\left(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+c}\right)\)
\(\le\frac{1}{9}.\frac{1}{4}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{a}+\frac{1}{c}\right)\)
Hay \(\frac{1}{3a+2b+c}\le\frac{1}{36}\left(\frac{3}{a}+\frac{2}{b}+\frac{1}{c}\right)\). Tương tự
\(\frac{1}{a+3b+2c}\le\frac{1}{36}\left(\frac{1}{a}+\frac{3}{b}+\frac{2}{c}\right)\) và \(\frac{1}{2a+b+3c}\le\frac{1}{36}\left(\frac{2}{a}+\frac{1}{b}+\frac{3}{c}\right)\).
Cộng theo vế ba bất đẳng thức này và sử dụng giả thiết \(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=16\) ta được đpcm